Những ai tuyệt đối không nên ăn mận, dù chỉ một quả?

11-05-2019 07:46:09

Mận là một trong số những loại quả được yêu thích trong mùa hè, tuy nhiên có một số đối tượng không nên ăn mận dù chỉ là ăn 1-2 quả.


Mận thuộc top loại hoa quả được yêu thích trong mùa hè, tuy nhiên có một số đối tượng không nên ăn loại qủa này.

Mận một loại quả quen thuộc thường thấy trong mùa hè ở nước ta. Mận có danh pháp khoa học là Prunus salicina một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam. Mặc dù mận có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, xơ vữa động mạch… thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn mận bởi khi ăn nhiều loại quả này sẽ sản sinh ra các chất gây bệnh cho cơ thể. 

Theo bác sĩ Đông y Hoàng Xuân Đại, dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không nên ăn mận:

Người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận: Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở sự hấp thụ calcium trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Bởi thế, ngay cả khi sức khỏe bình thường cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.

Người có cơ địa nóng trong: Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.

Phụ nữ mang thai: Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.


Dù yêu thích quả mận đến đâu, cũng chỉ nên ăn từ 5 quả, tối đa 10 quả một ngày

Người bị tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

Người bị dạ dày và men răng kém: Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng. Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu lại bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh. Đặc biệt, chất chua trong mận có thể làm thối rữa, ê buốt chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập làm hại răng và nướu, đặc biệt là ở trẻ em.

Người đang dùng thuốc: Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Ăn mận bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến đâu, cũng chỉ nên ăn từ 5 quả, tối đa 10 quả một ngày để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên. Do vậy không nên ăn quá 50 quả trong 1 tuần vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, vốn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt.

Ngoài ra, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng từ 15-20 phút để an toàn hơn. Để hạn chế tính nóng của mận, nên ăn mận tươi, không chấm quá nhiều muối. 

Mai Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //