Nhanh chóng nhận biết trẻ bị viêm mũi dị ứng để điều trị sớm

14-05-2020 20:08:38

Rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm lạnh dẫn đến điều trị sai cách, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm mũi dị ứng một cách chính xác?

Sự kiện:
Viêm mũi xoang

 Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng ra các chất hóa học gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi. Hậu quả là trẻ có các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và quấy khóc vào ban đêm.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Ở vùng có khí hậu lạnh như miền Bắc Việt Nam, đa phần bệnh thường gặp nhiều vào mùa xuân, mùa đông khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí quá ẩm thấp khiến nấm mốc dễ phát triển. Chúng sẽ được cuốn theo gió, lơ lửng trong không khí và là những tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bệnh còn liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng. Với cùng một tác nhân kích thích, có trẻ bị viêm mũi dị ứng nhưng trẻ khác thì không.


Viêm mũi dị ứng ở trẻ thường xảy ra khi giao mùa

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng đôi khi khó phân biệt do triệu chứng tại thời điểm mắc bệnh có thể giống nhau. Để phân biệt 2 bệnh này, bạn cần dựa vào các yếu tố về tiền sử bệnh, thời điểm mắc và những tác nhân mà bạn nghi ngờ gây khởi phát các triệu chứng. Cụ thể như sau:

  Viêm mũi dị ứng Viêm mũi không dị ứng
Tiền sử Trẻ có tiền sử bệnh dị ứng Không có tiền sử dị ứng
Đối tượng mắc Thường xuất hiện từ khi còn nhỏ, theo thời gian, bệnh có thể đỡ hơn về tần suất và mức độ nặng Có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường xảy ra nhất đối với người trên 20 tuổi.
Thời điểm mắc Thường bị vào mua xuân hoặc đông Có thể bị bất kỳ thời điểm nào trong năm
Tác nhân gây bệnh Phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất… Nhiễm virus, vi khuẩn; tác động của thời tiết
Triệu chứng của bệnh Biểu hiện nhanh, đột ngột, với các triệu chứng điển hình như (hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi…) Hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi thường là dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi rã rời toàn thân, có thể có sốt và sợ lạnh.
 
Viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi 

Biến chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ

Mặc dù viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc. Hơn nữa, nếu không được điều trị và phòng ngừa phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

- Khiến các bé khó chịu, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung.

- Nếu bệnh không được điều trị tốt và kịp thời có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập, tích tụ và gây bệnh thì có thể sẽ dẫn đến các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang, khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Khoảng 40 – 50% trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể gây ra những bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn, hay viêm da cơ địa.


Nếu không được điều trị phù hợp, trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ

Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng là biện pháp hữu hiệu nhất dự phòng viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp dự phòng sau nhằm hạn chế tối đa tân suất xuất hiện triệu chứng ở trẻ:

- Sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu không có máy, bố mẹ có thể dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Hạn chế trồng hoa quanh nhà hoặc tránh nuôi chó mèo nếu trẻ dị ứng với những tác nhân đó

- Thường xuyên vệ sinh nhà, chăn ga, gối, đệm

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày

- Giữ ấm cho trẻ khi giao mùa hay thay đổi thời tiết

Vệ sinh nhà là một trong những biện pháp dự phòng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối biển xịt mũi được xem là biện pháp hữu hiệu giúp phòng và điều trị viêm mũi dị ứng. Trong giai đoạn bệnh, nước muối xịt mũi giúp làm loãng và làm sạch lớp dịch nhày tích tụ ở niêm mạc, không những ngăn ngừa hình thành viêm mà còn giúp cho các thuốc điều trị tại chỗ bám dính trực tiếp vào niêm mạc để phát huy tác dụng. Ngoài ra, trẻ có cơ địa dị ứng nên sử dụng hằng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với khói bụi. Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi như Zenko sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn, virus cũng như các dị nguyên ngoài môi trường, ngăn ngừa hình thành triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

DS Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN //