Nhận biết các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục
Bé biếng ăn khiến cơ thể không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin thiết yếu làm suy giảm hệ miễn dịch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về hô hấp, hệ bài tiết, tiêu hóa. Cha mẹ cần hiểu biết về các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ để có các biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả.
Dấu hiệu biếng ăn ở trẻ
Cha mẹ nên quan sát và đánh giá xem con mình có biếng ăn hay không dựa trên những dấu hiệu sau:
– Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ có kéo dài
– Bé không chịu ăn món mới
– Việc cho bé ăn trở thành cực hình với cha mẹ
– Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn
– Trẻ dễ mắc bệnh hơn
Tại sao trẻ biếng ăn?
Trong quá trình phát triển, hầu như trẻ nào cũng có ít nhất một thời điểm biếng ăn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Dưới đây là một số lý do thường gặp:
Không cho bé ăn vào một giờ nhất định
Không cho bé ăn vào giờ nhất định khiến bé không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà bé chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon.
Không tập trung ăn uống
Nhiều cha mẹ khi thấy con có biểu hiện lười ăn đã sử dụng điện thoại, ti vi để làm trẻ mất tập trung, vì thế mà cho bé ăn dễ dàng hơn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ phản tác dụng khiến trẻ lười ăn hơn.
Vừa ăn vừa xem điện thoại là thói quen xấu, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ
Không khí bữa ăn luôn căng thẳng
Một số ông bà cha mẹ khi thấy bé lười ăn thì thường ép, nhồi nhét, thậm chí mắng mỏ khiến bé la hét, khóc lóc khi ăn. Không khí bữa ăn luôn căng thẳng. Điều này kéo dài sẽ dần hình thành cho bé cảm giác sợ mỗi khi đến bữa ăn và dẫn đến biếng ăn.
Việc ép và nhồi nhét khiến trẻ thấy sợ hãi khi ăn
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Nhiều mẹ vì muốn cho con ăn nhiều hơn mà chỉ nấu những món bé thích. Điều này khiến trẻ kén ăn, không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và lâu dần dẫn tới biếng ăn.
Bé bị ốm
Khi bé bị ốm, cơ thể mệt mỏi thì sẽ có biểu hiện lười ăn hơn bình thường.
Bé bị rối loạn tiêu hóa
Bị rối loạn tiêu hóa có cảm giác buồn nôn, nặng bụng, đau bụng,... cũng dẫn đến tình trạng bé không muốn ăn.
Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ
Không nhồi nhét, ép trẻ ăn
Hãy để trẻ được có quyền quyết định trẻ sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu, thay vì ép trẻ ăn hết những món ăn mà bố mẹ cho là bổ dưỡng. Hãy dẹp bỏ bát cơm “đầy ú ụ” sang một bên thay bằng một bữa ăn vừa đủ và hấp dẫn, bé sẽ ngoan ngoãn ăn hết một cách ngon lành. Đừng ép bé ăn những món ăn mà bé không thích. Nếu trẻ không thích ăn thịt, hãy thay bằng cá, trứng,… Nếu bé sợ ăn rau, hãy cho trẻ ăn thêm trái cây, thái độ của bé với bữa ăn sẽ tích cực hơn rất nhiều.
Tạo cảm hứng để trẻ ăn được nhiều hơn
Bạn có thể chuẩn bị những bữa ăn đầy màu sắc bằng cách lựa chọn những bộ bát, thìa, đĩa với hình ảnh ngộ nghĩnh hoặc có những nhân vật hoạt hình mà bé thích. Hãy trang trí bữa ăn thật đẹp, lạ mắt, đa dạng màu sắc, bé sẽ có cảm giác thích thú với bữa ăn hơn. Bố mẹ hãy học cách lắng nghe bé, hỏi bé thích ăn gì, cho bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn.
Món ăn được trang trí bắt mắt sẽ khiến trẻ ăn ngon hơn
Tạo thói quen ăn uống tốt cho bé
Cha mẹ hãy quan sát khi nào bé thường thấy đói, sau đó hãy tập cho ăn vào những giờ ăn cố định để tạo nếp sinh hoạt khoa học. Khi trẻ đã 2-3 tuổi, hãy để trẻ tự xúc ăn sẽ giúp tập trung vào món ăn, hình thành thói quen tự chủ trong việc ăn uống. Nên để trẻ ăn chung cùng với cả gia đình, tạo không khí vui vẻ, khuyến khích bé ăn nhiều. Tuyệt đối không để bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại, chơi đồ chơi trong giờ ăn vì sẽ làm phân tán sự tập trung vào việc ăn uống. Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 20-30 phút.
Bổ sung lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng đúng cách
Chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ ăn ngon miệng và tăng cân tốt. Ngoài ra cha mẹ có thể bổ sung các sản phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bé tiêu hóa tốt hơn.
Men vi sinh Bio Vigor - Giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột
Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 GPQC: 01346/2019/ATTP-XNQC 01681/2019/ATTP-XNQC |