Nguyên nhân và cách điều trị đau cứng khớp vào buổi sáng

16-10-2020 11:51:22

Theo các chuyên gia, bị đau cứng khớp vào buổi sáng có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng hơn, thậm chí tàn phế. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này như nào?

 Tìm hiểu về hiện tượng đau cứng khớp vào buổi sáng

Vì sao có hiện tượng đau cứng khớp?

Khớp là vị trí các đầu xương kết nối với nhau, dựa vào mức độ hoạt động, khớp trong cơ thể được chia thành ba loại là: khớp bất động, khớp bán động và khớp động. Trong đó, khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch, là loại khớp phổ biến ở các chi. 

Khớp hoạt dịch được cấu tạo gồm dây chằng giúp gắn các xương với nhau, gân giúp nối xương với cơ, sụn bao lấy đầu khớp để ngăn các xương tiếp xúc, bao khớp là lớp màng bao quanh khớp, giúp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp vận động linh hoạt và nuôi dưỡng sụn. Nhờ cấu tạo và cơ chế làm việc của khớp mà quá trình vận động, thay đổi tư thế của con người được dễ dàng, thoải mái.

Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác như co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, xoay cổ,... Triệu chứng khớp cứng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài 1-2 giờ. Các khớp thường bị cứng là khớp tay, khớp chân, khớp ở đốt ngón tay, ngón chân, khớp cổ,...

Vì sao buổi sáng thường đau cứng khớp?

Có nhiều giả thuyết hiện chưa được chứng minh đầy đủ về hiện tượng cứng khớp buổi sáng:

  • Một giả thuyết về cứng khớp buổi sáng được gọi là hiện tượng gel (gel phenomenon) - là tình trạng cứng khớp hình thành sau thời gian dài ngồi lâu hoặc không hoạt động, đặc trưng với tình trạng không viêm. 
  • Một số nhà nghiên cứu lại lưu ý rằng cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng nhịp điệu sinh học. 
  • Ý kiến khác cho rằng có thể có sự phóng thích của cortisol không đủ trong cơ thể vào ban đêm để bù đắp sự tăng cao của yếu tố tiền viêm cytokine như IL-6 (interleukin 6).
  • Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester (Anh) lại phát hiện ra lý do chúng ta bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là vì ibuprofen tự nhiên của cơ thể chưa được kích hoạt. Điều đó có nghĩa là, trong khi ngủ, đồng hồ sinh học của cơ thể đã ức chế protein chống viêm. Khi chúng ta bắt đầu thức dậy vào buổi sáng, cơ thể vì chịu tác động của các protein này nên yếu đi, gây cứng khớp, khó vận động. Vì vậy, chúng ta chỉ cần tập một vài động tác nhẹ nhàng thì các khớp sẽ được nới lỏng.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đi cùng với cứng khớp vào buổi sáng là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần. Có đến 90% người ở độ tuổi 35 - 40 bắt đầu cảm nhận những thay đổi này vì sụn khớp “xuống cấp”. Khi đó, bề mặt sụn dần trở nên xù xì rồi mòn đi, nứt vỡ, khiến hai đầu xương mất đi lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát nên cọ vào nhau gây đau đớn kéo dài cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng…

Thực tế cho thấy, những hư hại ở sụn khớp có thể xảy ra từ độ tuổi 20-30. Lý do vì giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng khớp “quá tải”, chơi thể thao quá sức, ngồi một chỗ quá lâu…, khiến sụn nhanh thoái hóa.

Cứng khớp buổi sáng cũng thường gặp ở người trẻ tuổi

Điều trị đau cứng khớp buổi sáng như thế nào?

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, đây là dấu hiệu cảnh báo một trong những bệnh lý về xương khớp mà các bạn không thể xem thường. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bạn nên thực hiện ngay những biện pháp như dưới đây để khắc phục tình trạng đau cứng khớp buổi sáng: 

  1. Nằm ngủ ở tư thế thoải mái để hỗ trợ xương khớp. 
  2. Phòng ngủ cần thoáng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp, tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh, nên dùng máy sưởi để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt, dễ gây cứng các khớp.
  3. Trước khi ra khỏi giường, nên làm các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp.
  4. Tập thể dục trong nhà để kích thích giải phóng endorphin - một hormon giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Tập thể dục giúp tuần hoàn lưu thông tốt, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. 
  5. Tìm hiểu những cách để đối phó và quản lý stress thật hiệu quả.
  6. Uống đủ nước, tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.
  7. Ăn lành mạnh: Hạn chế ăn bánh mì trắng, thực phẩm có màu nhân tạo, chất tạo ngọt nhân tạo, tăng cường rau củ quả tươi… 
  8. Dùng thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 để điều trị đau cứng xương khớp, viêm khớp… 
Thuốc Xương Khớp Nhất Nhất bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp là một trong những loại thuốc Đông y thế hệ 2 được nhiều người bệnh tin tưởng. Không chỉ trị đau xương khớp, thuốc Xương Khớp Nhất Nhất còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 
 
Xương Khớp Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO

Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát. 

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689. 

GPQC: 192/2017/XNQC-QLD

 

D.S Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN //