Nguyên nhân gây choáng váng, chóng mặt khi tắm & cách xử lý khẩn cấp
Choáng váng, chóng mặt khi tắm, nhất là khi trời lạnh là một hiện tượng khá phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Và cần khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I - Nguyên nhân gây choáng váng, chóng mặt khi tắm
Choáng váng, chóng mặt khi tắm là tình trạng mất thăng bằng, choáng váng, xây xẩm, thậm chí ngất xỉu sau khi tắm. Đây là triệu chứng khá phổ biến, xảy ra nhiều nhất là khi trời lạnh.
Lý giải về tình trạng này các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Bình thường, các mạch máu sẽ co lại khi ở nhiệt độ lạnh. Vì vậy, khi cơ thể tiếp xúc với nước ấm trong lúc tắm, khiến hệ thống mạch máu giãn ra, máu ở vị trí trung tâm dồn ra ngoại vi đột ngột vì thế làm giảm lượng máu đưa lên não, lên tim, đưa ra hiện tượng choáng váng, ngất xỉu. Ngoài ra, khi tắm, ta thường chỉ đứng một chỗ mà không di chuyển nhiều, máu có xu hướng dồn nhiều hơn ở chân, khiến não và phần trên cơ thể có ít máu hơn, điều này cũng khiến cho tình trạng chóng mặt trở nên trầm trọng hơn.
Trong phần lớn các trường hợp, chóng mặt khi tắm không phải là dấu hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và liên tục thì rất có thể, đây chính là dấu hiệu của bệnh lý thiếu máu lên não, cụ thể là lên hệ thống tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình, từ đó dẫn tới chóng mặt.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra choáng váng sau khi tắm như:
- Mang thai: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiệt độ tăng đột ngột khi tắm có thể khiến huyết áp tăng hoặc giảm mạnh, dẫn đến chóng mặt.
- Mất nước: Cơ thể bị mất nước, khi tắm nước nóng sẽ có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến chóng mặt.
- Tắm khi đói: Khiến lượng đường trong máu thấp, gây ra chóng mặt.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc kê đơn: Gây tụt huyết áp, dẫn đến buồn nôn và cảm thấy ngất xỉu.
II - Hiện tượng choáng váng, chóng mặt sau khi tắm có nguy hiểm không?
Chóng mặt sau khi tắm là hiện tượng không quá nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài rất có thể sẽ khiến người bệnh gia tăng nguy cơ tai nạn khi cơ thể bị mất thăng bằng và té ngã, ngất xỉu.
III - Bị choáng váng, chóng mặt khi tắm phải làm sao?
Khi gặp phải tình trạng chóng mặt sau khi tắm, bạn nên nhanh chóng ngồi xuống ghế hoặc sàn nhà tắm để nghỉ ngơi. Nếu có thể thì hãy nằm xuống để làm dịu nhanh cơn chóng mặt tốt hơn. Ngoài ra hãy cố gắng liên hệ với người bên ngoài, người thân để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu rơi vào tình trạng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, để phòng tránh và hạn chế hiện tượng chóng mặt, choáng váng khi tắm bạn nên chú ý tới một vài điều sau
- Vận động nhẹ nhàng, làm ấm cơ thể trước khi tắm.
- Uống nước hoặc ăn nhẹ trước khi tắm.
- Trong lúc tắm, cần điều chỉnh nước ở nhiệt độ vừa phải, không nên để quá nóng, để cơ thể tiếp xúc với làn nước một cách từ từ.
- Nên di chuyển chân và bàn chân trong khi tắm (chẳng hạn như kiễng chân lên xuống, nhún nhảy nhẹ).
- Không nên tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió.
- Không nên tắm quá khuya (sau 22 giờ) vào trời lạnh.
Đặc biệt, trong trường chóng mặt thường xuyên, liên tục, không chỉ sau khi tắm mà còn xảy ra đột ngột, khi thay đổi tư thế ngồi dậy, đứng lên… Người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp bởi đây 90% là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu lên não, cụ thể là lên hệ tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình.
Một trong những phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả, tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh là sử dụng các sản phẩm Đông y như Viên chóng mặt Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, hệ thống tiền đình, từ đó làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.