Người sức đề kháng yếu nên uống gì để phòng ngừa nhiễm bệnh?
Sức đề kháng của mỗi người giúp chúng ta được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng gây bệnh. Với người có sức đề kháng yếu nên uống gì để phòng nhiễm bệnh.
Người có sức đề kháng yếu nên uống gì để giảm nguy cơ nhiễm bệnh
Sức đề kháng yếu là gì?
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch của mỗi người được tạo thành từ các tế bào bạch cầu, kháng thể và các bộ phận khác của cơ thể gồm các hệ thống cơ quan và hạch bạch huyết. Sức đề kháng yếu là khi hệ miễn dịch kém hơn so với người bình thường nên dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Nhiều rối loạn trong cơ thể có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch của mỗi người. Những rối loạn này có thể do di truyền từ khi mới sinh ra hoặc bị ảnh hưởng từ yếu tố môi trường.
Một số nguyên nhân dẫn tới sức đề kháng yếu gồm:
- Người nhiễm HIV
- Người mắc một số loại bệnh ung thư
- Bị suy dinh dưỡng
- Viêm gan siêu vi
- Người đang điều trị hóa trị hay xạ trị
Những người có sức đề kháng yếu sẽ dễ nhiễm bệnh thường xuyên và khi nhiễm thì triệu chứng nghiêm trọng hơn so với bình thường.
Người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị viêm phổi hoặc các bệnh khác. Khi bị nhiễm vi khuẩn và vi rút (như vi rút Covid-19) thì các triệu chứng bệnh dễ trở nên trầm trọng hơn.
Dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng yếu
Sức đề kháng yếu sẽ tăng khả năng nhiễm trùng
Triệu chứng chính của sức đề kháng yếu chính là khả năng dễ bị nhiễm trùng.
Một người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm trùng thường xuyên hơn những người khác và các bệnh nhanh diễn tiến nặng hơn hoặc khó điều trị.
Các đối tượng này cũng dễ gặp phải một số loại nhiễm trùng mà người có sức đề kháng khỏe mạnh sẽ không mắc phải.
Các bệnh nhiễm trùng mà người có sức đề kháng yếu dễ mắc gồm:
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Viêm phế quản
- Nhiễm trùng da
Các bệnh nhiễm trùng này dễ tái phát với tần suất cao.
Người có hệ miễn dịch kém cũng dễ mắc phải tình trạng:
- Rối loạn tự miễn dịch
- Viêm các cơ quan nội tạng
- Rối loạn bất thường về máu, như thiếu máu
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như: chán ăn, tiêu chảy và đau quặn bụng
- Chậm phát triển và tăng trưởng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Có một số xét nghiệm máu về các chỉ số miễn dịch để xác định xem một người có sức đề kháng yếu hay không. Xét nghiệm kháng thể sẽ cho biết người bệnh đang ở giới hạn bình thường hay thấp hơn.
Sức đề kháng yếu nên uống gì?
Bổ sung vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường sức đề kháng
Một số loại vitamin và khoáng chất sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của chúng ta. Vì thế người có sức đề kháng yếu nên chú ý để bổ sung đầy đủ các loại chất này trong thực phẩm và thực phẩm bổ sung.
1. Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng với tính toàn vẹn của các biểu mô, đặc biệt là mô đường tiêu hóa và đường hô hấp, giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi các tế bào biểu mô đường hô hấp bị tổn thương sẽ khiến cho các vi khuẩn và vi rút dễ xâm nhập hơn vào cơ thể.
Người bị thiếu vitamin A thì các biểu mô dễ bị quá sản, sừng hóa; các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết dẫn tới làm giảm khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Da và niêm mạc khô cũng dẫn tới dễ nhiễm khuẩn hơn so với bình thường.
Vitamin A có trong thực phẩm bổ sung dạng uống theo liều khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, dưa lưới,… các loại rau màu xanh đậm (rau ngót, rau cải xanh).
2. Vitamin D
Trẻ bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp tăng cường sức đề kháng
Vitamin D có vai trò lớn đối với sức đề kháng của mỗi người. Khi bị thiếu vitamin D, các tế bào miễn dịch không phản ứng dược như bình thường khiến chúng ta dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hơn.
Thiếu vitamin D dẫn đến sức đề kháng yếu được chứng minh qua khả năng nhiễm bệnh cảm cúm. Vào mùa đông, khi có ít ánh sáng mặt trời hơn dẫn tới tổng hợp vitamin D từ tự nhiên thấp hơn nên tỷ lệ người bị cảm cúm cao hơn.
Để đảm bảo bổ sung vitamin D đầy đủ cả trong mùa đông và mùa hè thì bạn và các thành viên trong gia đình (nhất là trẻ nhỏ) nên chú ý uống thêm thực phẩm bổ sung vitamin D hàng ngày.
3. Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho mỗi người. Bởi vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây oxy hóa có hại. Ngoài ra, vitamin C còn giúp chống lại dị ứng.
Để bổ sung vitamin C bạn có thể lựa chọn các viên uống bổ sung (C sủi, viên C) hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin C như (cam, quýt, bưởi, chanh,…)
4. Vitamin E
Vitamin E giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Bổ sung vitamin E thông qua một số loại viên uống hoặc một số loại thực phẩm như: dầu đậu phộng, hạt hướng dương, dầu ô liu,…
5. Sắt
Sắt giúp tạo ra hồng cầu trong máu có vai trò đem oxy tới các tế bào. Chính vì thế sắt có vai trò quan trọng trong quá trình hệ miễn dịch phản ứng với vi khuẩn, vi rút bên ngoài.
Đảm bảo lượng sắt đầy đủ bằng cách bổ sung viên sắt, hoặc ăn một số loại thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt lợn, rau cải xoăn,…)
6. Kẽm
Kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào mới của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà bổ sung kẽm rất quan trọng đối với người có sức đề kháng yếu để chống lại nhiễm trùng gây bệnh.
Bổ sung viên kẽm cần chú ý đảm bảo hàm lượng an toàn, nên lựa chọn dạng kẽm gluconat giúp hấp thu vào cơ thể tốt hơn.
Hiện có rất nhiều loại sản phẩm kẽm trên thị trường. Để bổ sung an toàn và đem lại hiệu quả cao thì nên chọn sản phẩm kẽm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đảm bảo các quy chuẩn nghiêm ngặt. Tiêu biểu như sản phẩm ZinC Gluconate Nhất Nhất cho Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
ZinC Gluconate Nhất Nhất dạng viên giúp bổ sung kẽm an toàn và tiện lợi cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Sản phẩm hiện được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ZinC Gluconate Nhất Nhất- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |