Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có nguy hiểm không?

02-06-2021 08:49:50

Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Việc này nếu kéo dài có thể gây ra những hệ lụy gì? Điều đó có nguy hiểm không và cách thức nào để điều trị?

Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có nguy hiểm không

Để biết ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có nguy hiểm không trước tiên cần phải biết về các chu kỳ của giấc ngủ và vì sao có hiện tượng mơ ngủ.

Các chu kỳ của giấc ngủ

Theo viện Nghiên cứu Giấc ngủ (Mỹ), khi một người ngủ trong đêm là thực ra họ đang trải qua nhiều chu kỳ giấc ngủ, trong đó mỗi chu kỳ kéo dài trung bình từ 90 – 110 phút và được chia làm 5 giai đoạn trong mỗi chu kỳ. Cụ thể là:

  • Giai đoạn 1: trạng thái lơ mơ, trằn trọc hay ngủ không sâu, thời lượng phụ thuộc vào mỗi người. Trong giai đoạn này, nhịp thở trở nên chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, mắt sẽ chuyển động chậm dần, dòng máu đến não giảm... Ở những người dễ ngủ, giai đoạn này có khi chỉ kéo dài 5 phút, nhưng ở những người khó ngủ có thể kéo dài cả tiếng, người ngủ thậm chí có thể không ngủ được mà cứ thiu thiu ngủ rồi lại tỉnh lại mãi đến khi quá mệt mới ngủ thiếp được.
  • Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 20 phút. Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi nhưng không rõ ràng. Các chức năng cơ thể giảm xuống, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại. Người ngủ vẫn dễ bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.
  • Giai đoạn 3: người ngủ rất khó tỉnh (ngủ sâu), phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh. Giai đoạn này sóng điện não chậm, mắt và tay chân bất động và thả lỏng. Giai đoạn này xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi lơ mơ ngủ, kéo dài hơn ở thanh niên và ngắn đi ở người già.
  • Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ sâu nhất. Tại thời điểm này người ngủ trải qua tiến trình quên lãng. Nếu người ngủ mộng du hoặc tè dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất và ngủ ngon nhất của giấc ngủ. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và phải mất một lúc mới tỉnh táo.
  • Giai đoạn 5: giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (Rapid Eye Movement) chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên, mắt dù vẫn đang nhắm nhưng nhãn cầu lại chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ chân tay tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ cũng chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn này, đối với những người thức dậy đột ngột ở giai đoạn REM, họ thường nhớ lại những câu chuyện dường như vô lý – những giấc mơ. Cuối giai đoạn REM, thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng.

Một chu kỳ giấc ngủ sẽ trải qua 5 giai đoạn

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Các nghiên cứu giấc ngủ cho biết, khoảng thời gian ngủ lý tưởng nhất giúp tinh thần minh mẫn là phải ngủ đủ 5 chu kì, tương đương với 5 x 90 phút = 450 phút (khoảng 7.5 giờ mỗi ngày). Nếu những ngày công việc áp lực không có nhiều thời gian ngủ, thì nên đặt đồng hồ báo thức để tỉnh dậy khi kết thúc giai đoạn ngủ mơ của chu kì thứ 3 hoặc thứ 4 để ngủ ít mà vẫn đảm bảo năng lượng.

Đặc biệt, để tính toán chính xác giấc ngủ ngon và thời điểm lý tưởng nên thức dậy, có thể áp dụng nhanh công thức sau: Thời điểm thức giấc = thời điểm đi ngủ + (90 phút x chu kì ngủ) + khoảng 15 phút trằn trọc chờ đi vào giấc ngủ.

Ví dụ, bạn đi ngủ lúc 1 giờ sáng và muốn thức dậy sau khi kết thúc chu kì thứ 3, hãy tính thời gian đặt đồng hồ báo thức như sau:

1 giờ sáng + (90 phút x 3) + 15 phút trằn trọc = 5 giờ 45 phút

Như vậy, chỉ cần hơn 4.5 giờ ngủ là bạn đã đảm bảo tinh thần đủ minh mẫn, đủ tỉnh táo để tiếp tục làm việc. Còn lý tưởng nhất là đi ngủ lúc 10h đêm và dậy vào 6h sáng hôm sau.

Sơ đồ mô tả các chu kỳ trong giấc ngủ đủ 5 chu kỳ

Vì sao có hiện tượng ngủ không sâu giấc hay nằm mơ?

Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ là một trạng thái của ý thức và trong giấc mơ đó con người sẽ bị chi phối bởi những hình ảnh cũng như nội dung mà người đó mơ. Chúng ta không thể nào kiểm soát được suy nghĩ cũng như lời nói của mình khi mơ. Việc mơ quá nhiều và thường xuyên thường khiến cho một người bình thường bị rối loạn giấc ngủ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe của người gặp phải.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ không sâu giấc hay nằm mơ, trong đó có một vài nguyên nhân chính như sau:

  • Rối loạn và căng thẳng tâm lý: trầm cảm, stress, chấn thương,…
  • Tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc
  • Biểu hiện của một số bệnh lý: tim mạch, rối loạn giấc ngủ, tuần hoàn máu không tốt…
  • Những thói quen xấu: Dùng nhiều đồ uống có cồn, xem quá nhiều tivi, điện thoại, chỗ ngủ không thoải mái.

Sử dụng điện thoại quá nhiều trước giờ đi ngủ có thể gây nên tình trạng ngủ không sâu giấc hay nằm mơ

Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra rằng giấc mơ tốt thì tốt cho sức khỏe. Cụ thể là những giấc mơ đẹp đẽ có ích cho sức khỏe tâm lý, hỗ trợ tăng cường trí nhớ, loại bỏ lo lắng và tăng cường sự minh mẫn. Ngoài ra, giấc mơ trong đêm giúp bộ não được củng cố và xử lý thông tin tốt hơn.

Tuy nhiên, ngủ hay mơ lại hoàn toàn không tốt. Thời gian ngủ là khoảng thời gian vàng để cơ thể, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi. Thế nhưng, ngủ hay mơ khiến não phải tiếp tục hoạt động liên tục. Khi giấc ngủ không sâu và bạn hay mơ, có nghĩa rằng cơ thể không được hưởng 1 thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Việc ngủ không sâu giấc hay nằm mơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh:

  • Gây nên tình trạng mệt mỏi, khi ngủ dậy không được thoải mái, khó chịu. Có những người sau những giấc mơ xấu (ác mộng) còn vã mồ hôi, lo lắng, hoảng sợ.
  • Ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc những ngày sau: Ngủ không đủ giấc gây uể oải, khó chịu và mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng tới các hoạt động của người đó trong cuộc sống, công việc.
  • Nếu thường xuyên ngủ không sâu giấc và hay nằm mơ rất có thể đang mắc phải một bệnh lý nào đó hoặc báo hiệu cơ thể đang suy nhược nghiêm trọng. Nếu không thăm khám sớm có thể gây nên những biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có thể cảnh báo tình trạng suy nhược cơ thể

Làm gì để có giấc ngủ ngon

Tình trạng ngủ không sâu giấc hay nằm mơ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những điều chỉnh trong cuộc sống, sinh hoạt và những thói quen hàng ngày cũng như tự chăm sóc cho sức khỏe của bản thân.

1.Dành thời gian cho việc ngủ

Muốn ngủ sâu giấc và không mơ nhiều thì hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho việc nghỉ ngơi, cụ thể là đi ngủ. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Do vậy cho dù có bận rộn đến đâu, hãy tự cho phép cơ thể được nghỉ ngơi khi đến giờ đi ngủ và tốt nhất là không thức quá 11h đêm để đảm bảo giấc ngủ được trọn vẹn nhất. Thay vì bắt cơ thể thức khuya, hãy rèn luyện cách ngủ sớm – dậy sớm sẽ có ích cho cơ thể hơn rất nhiều. Việc duy trì thói quen đi ngủ đều đặn hoặc đơn giản là cho phép bản thân đi ngủ khi cảm thấy mệt là điều rất quan trọng để có một giấc ngủ thật ngon.

Cho phép cơ thể nghỉ ngơi khi thấy mệt giúp có được giấc ngủ ngon

2. Chú ý đến không gian ngủ

Việc tạo dựng một không gian lý tưởng cho giấc ngủ là vô cùng cần thiết để có giấc ngủ ngon không mộng mị. Điều này rất đơn giản như hãy ngủ trong phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ (18 – 22 độ C). Trước khi đi ngủ hãy cho cơ thể thời gian thả lỏng  và những suy nghĩ tích cực trước khi ngủ như đi tắm nước ấm, đọc sách, tập các bài tập thư giãn chứ không nên để cơ thể đối mặt với căng thẳng hoặc các hoạt động kích thích như uống đồ uống có cồn, ăn đồ ăn quá nhiều đường, suy nghĩ quá nhiều…

Ngoài ra lưu ý tránh ngủ cạnh những nơi có mùi khó chịu như mùi thuốc lá, hóa chất hoặc có âm thanh ồn ào sẽ rất dễ gặp ác mộng.

Không gian ngủ chất lượng mang lại những giấc ngủ ngon

3. Bồi bổ cơ thể bằng các thuốc Đông y

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ không sâu giấc hay nằm mơ là do cơ thể bị suy nhược. Tuy nhiên không phải ai cũng tự nhận biết được tình trạng suy nhược của bản thân và thường sẽ chỉ tìm đến các bài thuốc chữa bệnh sau khi được chẩn đoán do tình trạng trở nặng. Điều này dễ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, trong khi hoàn toàn có thể chủ động bồi bổ bằng các phương thuốc lành tính, dễ dùng và dễ kiếm như bài thuốc Thập toàn đại bổ.

Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc cổ phương đã được ghi trong dược điển. Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa giữa bài Bát trân thang và 2 vị thuốc Hoàng kỳ, Quế vỏ. Hoàng kỳ là vị thuốc bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ, bồi bổ tỳ vị. Quế vỏ (còn gọi là nhục quế) giúp làm ấm kinh lạc, tăng cường lưu thông máu. Sự kết hợp này giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp ăn ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn.

Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc bổ giúp ăn ngon ngủ ngon hiệu quả

Lưu ý khi dùng Thập Toàn Đại Bổ

Từ bài Thập toàn đại bổ thang đã có nhiều loại thuốc bổ ra đời, nhưng hiệu quả có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào liều lượng thành phần cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, quy trình sản xuất được kiểm nghiệm nghiêm ngặt đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về dược liệu cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Tiêu biểu như thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO, tại Nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: 

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; 

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html

 

Anh Trần
Theo Giáo dục & Thời đại //