Ngày Tết Trung thu 2022 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa
Tết Trung Thu hay còn gọi là rằm tháng 8. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này nhé. Tết trung thu năm nay 2022 sẽ diễn ra vào ngày nào?
I. Ngày Tết Trung thu là ngày mấy?
Ngày Trung thu theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “giữa mùa thu” và theo quan niệm ngày này sẽ là ngày 15/8 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Sở dĩ chọn ngày 15 tháng 8 âm lịch bởi vì đây là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất của tiết thu. Mặt khác đây cũng là thời điểm mà nông lịch đã kết thúc một mùa thu hoạch nên thích hợp để tổ chức lễ cúng rằm, các lễ hội vui chơi.
Như vậy, theo truyền thống Trung thu Việt Nam sẽ là ngày rằm tháng Tám, tức là ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
II. Tết Trung thu 2022 vào ngày nào, tháng nào dương lịch?
Tết Trung thu truyền thống Việt Nam năm nay tức ngày 15/8/2020 âm lịch sẽ rơi vào thứ 7 ngày 10.09/2022 dương lịch.
III. Tết Trung thu còn được gọi là gì?
+ Tết thiếu nhi: Trước đây lễ tết này được biết đến là tết của người lớn nhưng sau đó nó dần trở thành tết của thiếu nhi, cho trẻ em, em bé…
Trong ngày này, sẽ thường có các hoạt động như: rước đèn ông sao, ăn bánh Trung thu, đeo mặt nạ, tổ chức múa lân, lễ hội trăm rằm với các tiết mục văn nghệ múa hát Trung thu với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng. Đặc biệt là có nhiều Trung thu cho trẻ em nghèo để tặng quà, phát phần thưởng cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mang đến những mền vui nhỏ cho các bé.
+ Tết Trông trăng: Theo quan niệm tổ chức trung thu thì sẽ thường làm mâm cỗ cúng với nhiều loại hoa quả, bánh kẹp và những chiếc bánh Trung thu (bánh nướng vuông, bánh dẻo tròn) tượng trưng cho trời và đất được bày lễ cúng ngoài trời (cúng trăng) tại nhà và cúng gia tiên Trung thu.
Sau khi tổ chức cúng, khấn bái xong thì mọi người cùng nhau ngồi quây quần phá cỗ, ngắm trăng, trò chuyện bên nhau, mang lại không khí ấm áp.
+ Tết Đoàn viên: Vì theo ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, mọi người trở về bên người thân gia đình để cùng nhau chia sẻ, vui vẻ, trẻ con nô đùa, người lớn thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm tới nhau.
Ngoài ra Tết Trung thu còn tên gọi khác theo các nước như:
- Tết Trung thu bên trung quốc còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Trọng Thu, Tịch Nguyệt (cúng trăng)
- Tết Trung thu tiếng anh được gọi là Mid-Autumn Festival, Full-Moon Festival, Lantern Festival.
IV. Nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa Tết Trung thu ở Việt Nam
Lịch sử, sự tích ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Ngày Tết Trung thu, rằm tháng 8 theo quan niệm nguồn gốc, lịch sử hình thành ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng. Sự tích Tết Trung thu, rằm tháng 8 như sau:
Truyện kể rằng xưa kia có nàng tiên tên là Hằng Nga yêu trẻ em và muốn giáng trần để chơi cùng các bé nhưng không được phép.
Vào ngày rằm tháng 8, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm và Hằng nga đã xuống trần gian học cách làm bánh ngon. Khi xuống đây nàng gặp Cuội, nổi danh là kẻ nói dối và được Cuội chỉ dạy là đem tất cả mọi thứ nguyên liệu hòa lại và nướng lên. Cuội đùa nhưng với bàn tay khéo léo thì Hằng Nga đã làm nên một thứ bánh ngon tuyệt phẩm được các em nhỏ em và kem ngon.
Khi trở về cung trăng để đem bánh về dự thi, nhưng Cuội lưu luyến không muốn nàng đi, cố nắm tay giữ lấy nàng đã kéo theo cả chú Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Và Cuội ngồi trên cây đa ngắm trẻ con chơi đùa, nhớ nhà và khóc, buồn bã.
Bánh của chị Hằng đạt giải nhất nên lấy tên là bánh Trung thu và nàng xin Ngọc Hoàng cho phép Nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các bạn nhỏ vào ngày rằm Trung thu tháng 8 hàng năm và được ân chuẩn, cúng đặt cho ngày này là ngày “Tết Trung thu” tạo ra dịp lễ hội trăng rằm cho trẻ em.
Vì vậy, vào đêm trăng rằm tháng 8 dân gian tổ chức đêm hội trăng rằm với các tiết mục: Trung thu múa sư tử, múa lân, múa rồng, tổ chức làm thơ, đọc thơ Trung thu, cùng nhau phá cỗ rước đèn trong đêm trăng để nhớ về chú Cuội và chị Hằng.
Theo sử sách ghi lại lịch sử ngày Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời nhà Lý và được tổ chức chính thức ở kinh thành thăm lăm với nhiều lễ rước đèn, đua thuyền, múa rối...
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu Việt Nam
Ngày rằm Trung thu tháng 8 được xem là một phong tục mang ý nghĩa của sự chăm sóc, báo hiếu, lòng biết ơn, ân tình và tình yêu thương.
Bởi vậy trong dịp này bố mẹ, người lớn thường mua quà Trung thu tặng trẻ em thể hiện sự quan tâm và mua bánh Trung thu, bánh kẹo, hoa quả, trà để tặng bố mẹ, người lớn tuổi để tri ân, tỏa lòng hiếu thảo
Đồng thời trong dịp lễ Trung thu này diễn ra rất nhiều hoạt động, vui chơi ca hát dành cho người lớn, trẻ nhỏ, tặng quà là những món đồ chơi… để mang lại không khí vui vẻ, đoàn viên ấm áp.
Theo truyền thống Tết Trung thu sẽ tổ chức khá nhiều hoạt động. Bố mẹ bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8 cúng gia tiên tại nhà, cúng ở cơ quan, ở ngoài trời với đủ các thứ như:
- Làm đèn lồng ông sao thắp nến, đèn treo trong nhà để các con tham gia rước đèn, làm đèn hoa đăng thả sông hay đèn trời, làm hoặc mua mặt nạ cho trẻ.
- Chuẩn bị rằm Trung thu với cách làm mâm cỗ cúng ngày rằm và không thể thiếu món bánh Trung thu. Trong đó, Tết Trung thu ngày xưa thường là bánh nướng, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho đoạn kết hoàn chỉnh. Sau này, Tết Trung thu ngày này làm bánh Trung thu với bánh nướng hình vuông, bánh dẻo hình tròn và nhiều loại hình như hình con heo, hình con cá, hình con rồng… theo sở thích của trẻ.
Nhiều vùng trên cả nước còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Tùy từng nơi mà việc làm mâm cỗ cúng gia tiên ban ngày và mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời cúng vào buổi tối và sau đó cùng hạ lễ, phá cỗ, mọi người thưởng thức, sum vầy.
- Tổ chức các lễ hội vui chơi ca múa hát Trung thu như múa sư tử (múa lân) và các trò chơi, ca hát, hát trống quân… vui nhộn.
Hiện nay, ngày rằm tháng 8 Trung thu được tổ chức hầu như ở tất cả các tỉnh thành, khu vực và mỗi nơi có những đặc trưng riêng. Đặc biệt Trung thu ở Tuyên Quang hàng năm được tổ chức náo nhiệt, hoành tráng nhất cả nước. Hay Trung thu ở huế, Hội An lại mang nét trầm, ấm áp với không gian đèn hoa đăng, đèn trời lung linh. Ở các thành phố lớn như Trung thu ở Hà Nội có thể lên phố cổ để thưởng thức không khí sôi động hay trải nghiệm Trung thu phố đi bộ để vui chơi,…
Thông thường không khí chuẩn bị cho lễ chuẩn bị Tết Trung thu đã bắt đầu từ những ngày tháng 7 âm lịch và rầm rộ hơn khi qua ngày mùng 1 tháng 8 từ các chương trình biểu diễn, hội thị, địa điểm vui chơi, bán đồ Trung thu. Vì vậy, mọi sự chuẩn bị sớm sẽ giúp bạn có một mùa Trung thu vui vẻ, an lành và đầy ý nghĩa.
V. Lễ hội Trung thu ở các nước châu Á
- Tết Trung thu Nhật Bản:
Được gọi là lễ ngắm trăng với tên bằng tiếng Nhật là Otsukimi với đặc trưng hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho chị Hằng. Tết Trung thu người Nhật đặc trưng bởi món bánh Tsukimi Dango hình tam giác để trên kệ gỗ và kèm đó là bình cỏ susuki và mang mâm cỗ Trung thu này đến bất cứ vị trí nào để ngắm trăng.
Đồng thời trong ngày này những chiếc đèn lồng hình cá chép với ý nghĩa sự can sẽ được bố mẹ tặng cho trẻ để rước đèn. Mặc dù người nhật đã không còn duy trì lịch âm nhưng lễ ngắm trăng vẫn được tổ chức hàng năm vào ngày này.
- Tết Trung thu tại Hàn Quốc:
Ngày rằm tháng 8 ở đây được gọi là Chuseok và không chỉ là ngày 15/8 Trung thu mà kéo dài trong 3 ngày. Trong ngày lễ Trung thu của người Hàn Quốc sẽ sử dụng các nông phẩm mới được hái để làm các món ăn Trung thu ngon để cúng gia tiên và trẻ em sẽ mặc trang phục truyền thống giống người lớn để vui chơi và ăn bánh Trung thu Songpyeon có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
- Tết Trung thu của Trung Quốc:
Đây là nơi với nhiều người được xem là nguồn gốc của Tết Trung thu với nhiều sự tích, truyền thuyết về cung trăng chị Hằng, Thỏ ngọc ở cung trăng.
Mâm cỗ Tết Trung thu của Trung Quốc không thể thiếu bánh nước và bánh dẻo với nhiều hương vị đặc trưng theo từng vùng miền. Đồng thời, Tết Trung thu của người Hoa thường có đèn lồng treo trước nhà và trên phố, thả đèn trời, trên sông đều cầu bình an, may mắn, có lễ rước đèn, múa lân và múa rồng… tương tự như Trung thu ở Việt Nam...