Mỗi ngày dùng 1 nắm lá ổi, hết sợ hôi nách hôi miệng đứng xa cả mét vẫn có mùi

28-07-2017 15:47:06

Quả ổi thơm ngon là loại trái cây được nhiều người yêu thích nhưng ít người biết, chính lá ổi tưởng vô giá trị lại là một vị thuốc quý chữa được vô số bệnh tật.

Công dụng chữa bệnh của lá ổi

Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong lá ổi có chứa chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin có lợi nên dùng trị hôi nách, hôi miệng, chống mụn nhọt.

Y học cổ truyền từ lâu đã dùng lá ổi trị hôi nách, hôi miệng, đau răng,… Ảnh Internet

Tác dụng đáng quý nhất của ổi (gồm cả lá và quả) là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Các chuyên gia Hàn Quốc đã chứng minh dịch chiết lá ổi có chứa hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B có công dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, quả ổi tươi rất giàu chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan giúp người bị bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn. 

Một số bài thuốc dân gian từ lá ổi

- Trị tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường mỗi ngày có thể ăn từ 50 - 100g trái ổi chín (nhớ gọt vỏ vì vỏ ổi có thể làm tăng lượng đường trong máu) hoặc ép lấy nước trái ổi để uống. Vào những mùa không có quả ổi, có thể dùng 4 - 8g lá ổi khô hoặc 15 - 20g lá ổi tươi sắc nước uống thay trà hàng ngày. 

Hoặc lấy lá ổi non 50g, lá sa kê 100g, quả đậu bắp tươi 100g, nấu nước uống cả ngày. Cũng có thể dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường theo cách sau: Lá ổi 15g, bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống hàng ngày hoặc lá ổi, lá dây thìa canh mỗi loại 15g, sắc uống.

- Trị hôi miệng: Lấy khoảng 10 lá ổi non, rửa sạch. Cho 3 chén nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi giảm nhỏ lửa và thả lá ổi non vào. Tiếp tục để lửa nhỏ nấu thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. 

Chờ cho nước nguội, đem lọc lấy nước bỏ lá. Dùng nước lá ổi này làm nước súc miệng hàng ngày, hơi thở sẽ không còn mùi khó chịu do lá ổi trị hôi miệng rất tốt.

- Trị hôi nách: Ngoài trị hôi miệng, lá ổi trị hôi nách cũng rất công hiệu. Chỉ cần dùng 1 nắm lá ổi đun lấy nước tắm và dùng 1 nắm lá ổi non vò nát rồi chà xát vào nách. Sau đó tắm lại bằng nước sạch. Thực hiện hàng ngày sẽ giúp cho mùi hôi cơ thể và lượng mồ hôi dầu tiết ra giảm rõ rệt.

Người bị táo bón không nên dùng lá ổi chữa bệnh, sẽ bị phản tác dụng. Ảnh Internet

- Trị đau răng: Hái một nắm búp ổi non rửa sạch, giã nát rồi xát nhẹ vào nướu, chỗ đau răng. Hoặc lấy lá ổi rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối và nước ấm, dùng bông thấm hỗn hợp vào chỗ răng, nướu đau.

- Trị mụn nhọt mới mọc: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

- Chấn thương, ngã gây bầm tím nhưng không trầy xước da: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

- Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính: Lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1 lít nước còn 0,5 lít, chia nhỏ uống dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 50ml.

- Lỵ mạn tính: Quả ổi khô 2 - 3 quả, thái phiến, sắc uống. Hoặc lá ổi tươi 30 - 60g sắc uống.

- Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6 - 9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9 - 15g, sắc uống.

Bài thuốc trị sâu răng, thơm miệng từ lá ổi dân dã 

 

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //