Mẹ sẽ ân hận cả đời nếu tiếp tục tự kê thuốc kháng sinh cho con
Theo ước tính của các chuyên gia, đến năm 2050 cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do tình trạng kháng thuốc kháng vi sinh vật. Thông tin này sẽ khiến nhiều bà mẹ vẫn tự kê thuốc kháng sinh mỗi khi con bệnh giật mình.
Hiện nay, rất nhiêu bà mẹ có thói quen tự kê thuốc kháng sinh cho con uống khi con bị ốm, hoặc dùng lại đơn thuốc của những lần ốm trước, thậm chí là dùng đơn thuốc của bé khác không phải con mình. Điều này là cực kỳ nguy hiểm.
Không ít người cho rằng cứ ốm, ho, sốt nặng là dùng kháng sinh mà không hề biết rằng cảm cúm do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Nếu trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng nhưng là do virus và chưa có biến chứng thì kháng sinh chẳng những không hiệu quả mà còn gây kháng thuốc về sau. Chỉ có bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
Kể từ khi thế giới tìm ra thuốc kháng sinh thì loại thuốc này được coi như là vũ khí, quan trọng nhất để đối phó với các bệnh không lây nhiễm và bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra.
Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại vũ khí tối thượng này lại khiến thế giới đang đứng trước nguy cơ bị mất dần các loại thuốc điều trị.
Kháng sinh là một loại thuốc không thể sử dụng tùy tiện
Và theo tính toán, bắt đầu từ khoảng những năm 2015 trở đi, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do tình trạng kháng thuốc kháng vi sinh vật. Trong vài chục năm nữa, khi các phương pháp điều trị và phẫu thuật đơn giản sẽ không thể thực hiện được do phụ thuộc vào thuốc kháng sinh để bảo vệ bệnh nhân chống nhiễm trùng.
Trong tương lai, rất có thể con người sẽ tử vong chỉ vì triệu chứng ho hay một vết cắt. Đây là hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Nếu hôm nay, bạn tiếp tục tự ý kê thuốc kháng sinh khi con bị ốm thì điều gì sẽ đợi con bạn ở kỷ nguyên hậu kháng sinh sau vài chục năm nữa? Bạn đã tưởng tượng đến điều này chưa?
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, ở Việt Nam, trẻ em thường bị viêm đường hô hấp và rất hay được bác sĩ kê đơn kháng sinh.
Do đường uống hiện không còn mấy hiệu quả nên nhiều trẻ phải tiêm. Trẻ ốm đi ốm lại nhiều lần phải dùng nhiều kháng sinh, gây nhờn thuốc. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây các bệnh khác.