"Cưỡng bức" bò sữa liên tục để mang thai đến chết
Ngành công nghiệp sữa sử dụng những con bò như những cái máy đẻ, bởi vì cũng giống như con người, bò cái chỉ có thể sản sinh ra sữa khi chúng sinh con.
Những con bò cái sau khi sinh ra đứa con mà chúng đã mang nặng đẻ đau trong 9 tháng, tiếp tục bị “cưỡng bức” để mang thai. Chúng sẽ bị cố định vào 1 cái “cột cưỡng bức” để chúng không thể bỏ chạy hay di chuyển, và người ta dùng 1 thanh thép dài đẩy vào trong âm đạo của chúng, sau đó đưa tinh trùng của bò đực vào.
Dù đau đớn nhưng chúng không thể phản kháng. Và thế là, vòng tròn số phận mất con nghiệt ngã, lại bắt đầu cho đến khi bò mẹ kiệt sức vì: căng thẳng, đau đớn, cạn kiệt sinh lực, bệnh tật, liên tục bị bóc lột, không còn sản sinh ra sữa: chúng sẽ bị coi như phế thải, và bị tống đến lò mổ.
Kết thúc 4 – 5 năm cuộc đời trong sự cưỡng bức, bóc lột,và nỗi đau liên tục bị mất con trong khi tuổi thọ trung bình của bò là trên 25 năm. Bò sữa luôn bị ép phải “làm việc” quá mức, chúng bị buộc phải sản sinh ra hơn 60l sữa mỗi ngày – nhiều hơn 6 lần so với bản năng tự nhiên.
Bò sữa bị biến thành máy đẻ để liên tục cho sữa. Ảnh minh họa
Việc bóc lột này dẫn đến hiện tượng cứ 6 con bò lấy sữa thì có 1 con bị viêm vú lâm sàng, gây ra cái chết cho 1 trong 6 con bò sữa trong các trang trại lấy sữa.
Số phận của những con non chào đời trong quá trình này cũng không hề được đảm bảo. Trong một đoạn video vạch trần tình trạng chăn nuôi công nghiệp nghiệt ngã tại New Zealand, chúng ta có thể thấy được việc những con bê bị tách khỏi mẹ ngay lập tức khi còn chưa… đứng vững. Mẹ của chúng liên tục chạy theo xe chuyên chở cho đến khi kiệt sức hay bị chặn lại.
Tất nhiên để có thể thu hoạch sữa bò thì việc tách rời bê non ra khỏi mẹ là không thể tránh được. Tuy nhiên trong chăn nuôi công nghiệp, để có thể thu lợi tối đa, bê non sẽ không bao giờ được gặp mẹ nữa, vì thế người ta phải tách rời nó càng sớm càng tốt. Những cặp mẹ con bị tách muộn có thể dẫn đến những ảnh hưởng tới tâm lý còn lớn hơn nhiều.
Những con bê con bị bỏ mặc đến chết. Ảnh: Farmwatch, Vimeo
Những con bê con bị tách ra sau đó sẽ bị để mặc đến chết vì giá rét, bị tập trung vào những lồng giam ngột ngạt, bị bỏ đói, và bị “tra tấn” bởi các công nhân trước khi giết thịt. Thịt của những con bê này tất nhiên sẽ không bị lãng phí, và được bán cho các dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp.
Khoảng 1 nửa số bò con sinh ra là bò đực (được coi là phế phẩm vì bò đực không sản sinh ra sữa), chúng sẽ bị đem đi giết ( phục vụ công nghiệp thịt bê) hoặc đem đến khu nuôi nhốt công nghiệp vỗ béo – nơi chúng bị nhốt riêng trong những chuồng lồng chật chội đến mức không thể xoay mình (phục vụ công nghiệp bò thịt).
Còn những con bê cái? Chúng sẽ được đưa đến khu nuôi nhốt công nghiệp và tiếp tục vòng đời khốn khổ của mẹ nó. Số phận của những con bò mẹ cũng không khá hơn. Những con bò sữa trong chăn nuôi công nghiệp sẽ bị giết thịt trong vòng 5 đến 7 năm, sau khi không còn khả năng đáp ứng lượng sữa.
Mặt trái của ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa. Nguồn: Footage.TV