Lịch tiêm phòng cho trẻ theo từng độ tuổi đầy đủ nhất năm 2017 và những lưu ý cần biết
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ theo từng độ tuổi đầy đủ nhất năm 2017. Ba mẹ cập nhật để đưa con đi chích ngừa đầy đủ, giúp con phát triển khỏe mạnh nhé!
Tiêm phòng sẽ kích thích sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bam mẹ nên thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng năm 2017 của Bộ Y tế.
1. Lưu ý mẹ không nên bỏ qua khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
- Không cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
- Các loại vắc-xin sống như thủy đậu, lao, sởi… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.
Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi năm 2017
2. Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi
Sau khi sinh:
- Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc-xin viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng tuổi:
- Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi.
2- 6 tháng tuổi:
- Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
- Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
- Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
6-11 tháng tuổi:
- Tiêm phòng cúm
Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi ba mẹ cần nhớ
12-15 tháng tuổi:
- Viêm não Nhật Bản B
- Thủy đậu
- Sởi, quai bị, Rubella
- Viêm gan A mũi 1
16-23 tháng tuổi:
- Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2
Trên 24 tháng tuổi:
- Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn, tã
Trên 9 tuổi:
- Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Ba mẹ cần lưu ý một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm phòng
3. Một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng xong, phần lớn các bé sẽ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm sưng đỏ, phồng rộp. Điều này vô cùng bình thường, các mẹ không phải lo lắng quá nhiều.
Ngoài ra, một số bé có cơ địa đặc biệt sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm. Việc này có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng. Nếu vết tiêm sưng to kéo dài liên tục, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.
Tuyệt đối không được khoai tây, đắp chanh theo kinh nghiệm dân gian truyền tai vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Thay vào đó, mẹ chườm đá lạnh để giúp bé giảm đau.
Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú và quấy khóc nhiều, da tím tái, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Không cho bé sử dụng thuốc có thành phần axit salicylic hoặc aspirin, bởi vì 2 thành phần này có thể kết hợp với thành phần thuốc trong vắc-xin gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.