Làm thế nào để xử lý khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước?

25-10-2024 16:02:10

Côn trùng cắn nổi mụn nước là tình trạng phổ biến thường xuyên gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vết mụn có thể gây nhiễm trùng, thậm chí để lại sẹo thâm.

Côn trùng cắn nổi mụn nước gặp nhiều ở trẻ em
MỤC LỤC
Dấu hiệu côn trùng cắn nổi mụn nước 
Côn trùng nào cắn thì gây nổi mụn nước?
Vì sao côn trùng cắn nổi mụn nước?
Côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Côn trùng cắn nổi mụn nước phải làm gì?

Dấu hiệu côn trùng cắn nổi mụn nước 

Thông thường, mụn nước do bị côn trùng cắn hay tiếp xúc trực tiếp với dịch côn trùng sẽ hết sau vài giờ. 
Tùy thuộc vào loài côn trùng và vị trí, các vết thương có các biểu hiện khác nhau, điển hình có thể nhìn thấy ngay sau khi bị đốt là: 
• Phát ban đỏ hoặc một vệt
• Da bị tổn thương sưng lên so với vùng da xung quanh
• Các vết phồng rộp xuất hiện tại vị trí bị côn trùng cắn. 
• Kích thước bong bóng nước khác nhau (từ vài mm đến vài cm)
• Vùng da bị loét, lan rộng, có mủ, hoại tử nếu vết thương nặng
• Nếu bị tổn thương vùng mắt sẽ khiến mí mắt sưng tấy
• Vết thương sẽ đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn
Một số người bị côn trùng đốt có vết phồng rộp kèm theo một số triệu chứng như khó thở, tức ngực, khó nuốt, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, sưng miệng và phát ban.
 
Đặc điểm của vết cắn do một số loại côn trùng

Côn trùng nào cắn thì gây nổi mụn nước?

Các loại côn trùng có thể cắn nổi bọng nước thường gặp nhất là: 
• Ong vò vẽ: Nọc độc của ong vò vẽ chứa các chất như histamin, serotonin, acetylcholine, noradrenalin,… gây sưng đỏ, nóng rát và nổi mụn nước xung quanh. Nếu bị nhiều ong chích, người bị cắn có thể bị sốc phản vệ, suy thận hoặc tử vong
• Kiến ba khoang: chất tiết có chứa pederin, một loại độc tố gây tổn thương da nặng nề. Khi bị kiến ba khoang cắn, người bị cắn sẽ cảm thấy bỏng rát, nổi mẩn đỏ và để lại vết thâm lâu trên da
• Bọ xít hút máu: Nọc độc của bọ xít hút máu chứa ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh Chagas. Khi bị cắn, trên da có thể phù nề, người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, nôn mửa, ù tai, đông máu, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp,…
• Rệp: khi bị rệp cắn thường cảm thấy sưng, đau và nổi mụn nước tại vết cắn. Nếu bị rệp to cắn với lượng nọc độc nhiều hơn, người bị cắn có thể bị chóng mặt, ù tai, nôn nao
• Bọ chét: vết cắn của bọ chét sẽ xuất hiện thành các cụm nhỏ, phát triển tổn thương ngứa, mụn nước và bóng nước
• Ve: Vết cắn của ve có thể gây những cục u đỏ, người bị dị ứng sẽ xuất hiện nốt ngứa, phồng rộp và bầm tím

Vì sao côn trùng cắn nổi mụn nước?

Khi bị côn trùng cắn, chúng thường gây các vết phồng trên da. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể dẫn tới tình trạng xuất hiện mụn nước. Điều này có thể do một trong hai nguyên nhân sau: Phản ứng của cơ thể hoặc do nọc độc của côn trùng.
 
Phản ứng của cơ thể, yếu tố cơ địa
 
Khi bị cắn bởi côn trùng, hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng lại và gây ra các triệu chứng dị ứng. 
Đối với những người có làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người bị viêm da dị ứng, vết côn trùng cắn thậm chí có thể dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân hoặc sốc phản vệ. 
Những triệu chứng thường gặp bao gồm khó thở, tức ngực, khó nuốt, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn, sưng tấy và phát ban trên da.
 
Do độc tố từ côn trùng 
 
Một số loài côn trùng có nọc độc hoặc chất tiết gây kích ứng da. Khi cắn, dịch độc sẽ gây ra viêm, sưng, đau và nổi mụn nước tại chỗ.
Các vết cắn của chúng thường gây đau rát, sưng và ngứa. Khi gãi mụn nước có thể vỡ ra, làm tổn thương lan rộng, gây viêm da và nguy cơ nhiễm trùng cao. Sau khi lành, vết cắn thường để lại sẹo.
 
Vết cắn nổi mụn nước do côn trùng cắn

Côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào từng loại côn trùng và cơ địa của mỗi người mà tình trạng vết thương có mức độ và biểu hiện khác nhau.
Với người bình thường thì vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ và thuyên giảm ngay sau vài giờ hoặc 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa đặc biệt, dễ bị dị ứng, có thể dẫn tới tình trạng nổi mề đay toàn thân, viêm da tiếp xúc hoặc sốc phản vệ.
Nếu bị ong hoặc kiến lửa đốt thậm chí có thể dẫn tới phù nề, mệt mỏi, nôn mửa, ù tai, đông máu, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp,...

Côn trùng cắn nổi mụn nước phải làm gì?

Việc xử trí và chăm sóc vết thương là một trong những yếu tố quyết định thời gian phục hồi và tình trạng vết thương sau lành. 
 
Xử lý vết cắn ban đầu
 
Lấy côn trùng ra khỏi da: Nếu còn thấy côn trùng bám vào da của trẻ bạn nên lấy chúng ra ngay
Vệ sinh vết cắn: Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó lau khô và băng lại vết cắn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chườm đá vị trí bị côn trùng cắn: Bạn có thể dùng một túi nhựa chứa đá hoặc một khăn ướt lạnh để chườm lên vùng da bị côn trùng cắn. Điều này sẽ giúp giảm sưng và ngứa.
 
Chăm sóc - bảo vệ vết thương đúng cách
 
Chăm sóc da đúng cách là sẽ giúp vết côn trùng cắn bị nổi mụn nước phục hồi nhanh hơn, tránh các nguy cơ hình thành sẹo xấu 
• Không gãi mạnh, chà xát nốt mụn nước
• Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát giữa vùng da thương tổn
• Che chắn, chống nắng cho vết thương khi ra ngoài, hạn chế để vết thương nhiễm bụi bẩn
• Bổ sung rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để vết thương nhanh chóng khỏi hơn 
• Hạn chế thức khuya, sử dụng rượu bia và chất kích thích 
 
Dùng thuốc bôi ngoài da
 
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid, antihistamin, calamine hoặc menthol để giảm ngứa, sưng và viêm ở vết cắn.
 
Thuốc uống
 
Sử dụng các loại thuốc uống có chứa antihistamin, paracetamol hoặc ibuprofen để giảm ngứa, đau và sốt ở vết cắn.
 
Kem bôi da từ thảo dược
 
Có nhiều loại thảo dược giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau, nhanh lành vết thương như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội… 
Sự kết hợp của các thảo dược này tạo nên kem bôi da giúp hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo.
Khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước, bạn có thể sát trùng vết thương, sau đó bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Kem bôi da có thành phần thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 

Kem Nhất Nhất

Thành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương. 
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng: 
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.  
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.
Cảnh báo và thận trọng: 
- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt. 
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 
Quy cách đóng gói: 
Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng: 
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

 

Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //