Hướng dẫn nhận diện 6 dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Nhận biết các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối giúp điều trị sớm bệnh, phòng ngừa nguy cơ biến chứng gây tàn tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu các dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là dạng viêm khớp phổ biến nhất do đầu gối là một trong những bộ phận hoạt động thường xuyên và là một trong những khớp chịu trọng lượng cơ thể nhiều nhất.
Thoái hóa khớp gối là do hao mòn bề mặt khớp. Nếu bề mặt khớp bị mài mòn hoàn toàn, các khớp gối sẽ bắt đầu cọ sát với nhau dẫn đến những cơn đau dữ dội khi đi lại.
Ngoài ra, ma sát này có thể gây cứng khớp, khiến khớp không thể duỗi ra hoàn toàn.
Mô phỏng hình ảnh thoái hóa khớp gối
Những ai dễ bị thoái hóa khớp gối?
Thông thường, thoái hóa khớp gối xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới do suy giảm nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến cơ xương.
Thoái hóa khớp gối cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi do những yếu tố nguy cơ sau:
• Đã từng bị chấn thương đầu gối (do tập thể dục hoặc do tai nạn)
• Người có chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến thừa cân hoặc béo phì
• Người mắc các bệnh lý nền gây viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút, vì những bệnh này dần dần bào mòn bề mặt khớp khiến đầu gối bị sưng lên.
Thừa cân, béo phì gây tác động lớn đến khớp gối, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng thoái hóa khớp đầu gối
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tiến triển dần dần trong một thời gian dài. Để kiểm tra xem mình có bị thoái hóa khớp gối không, bạn có thể đánh giá 6 dấu hiệu chính:
1. Đau đầu gối
Tình trạng đau ở đầu gối thường tự xuất hiện và biến mất liên tục trong 6 tháng, hoặc có thể bị đau sau các hoạt động gây căng đầu gối, chẳng hạn như đi bộ đường dài, ngồi bắt chéo chân, đi lên và đi xuống cầu thang, ngồi trong ô tô. Tất cả các hoạt động này đều khiến đầu gối phải cong trong thời gian dài.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các hoạt động như vậy sẽ chỉ gây đau trong một thời gian ngắn rồi biến mất. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ kéo dài hơn nhiều. Hơn nữa, cơn đau sẽ kéo dài mặc dù không có áp lực nào đè lên đầu gối như khi nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi. Thậm chí, cơn đau sẽ không tự hết.
2. Cứng khớp gối
Tình trạng cứng khớp gối thường xuất hiện khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, có thể dẫn đến co cứng và khó cử động trong 30 phút hoặc lâu hơn.
Tình trạng cứng khớp có thể quay trở lại mỗi khi đầu gối được nghỉ ngơi, khiến khớp có cảm giác cứng, không thể duỗi hoặc gập hoàn toàn.
3. Đầu gối có tiếng kêu
Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng rắc lớn phát ra từ đầu gối khi di chuyển hoặc khi duỗi và gập đầu gối.
4. Đau
Khi ấn vào đầu gối cảm thấy đau. Cơn đau tăng lên khi đi lại, nhất là khi leo cầu thang.
5. Biến dạng đầu gối
Bệnh nhân có thể nhận thấy đầu gối trông to hơn bình thường. Điều này là do phần xương nhô ra hoặc đầu gối bị sưng viêm.
Khớp gối bị biến dạng, sưng to do viêm
6. Viêm
Viêm khiến đầu gối sưng kên, có cảm giác ấm khi chạm tay vào. Nếu có dấu hiệu này, chứng tỏ tình trạng thoái hóa khớp gối đã đến giai đoạn trung bình đến nặng.
Trường hợp xuất hiện 6 triệu chứng kể trên và các triệu chứng này không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm, thì bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Sau khi khám chẩn đoán và nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề xuất một phác đồ điều trị phù hợp.
Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, có thể người bệnh cần phải phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật gồm:
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi khớp thường được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị rách sụn chêm hoặc rách gân, tổn thương sụn hoặc khớp gối bị cứng.
Phẫu thuật tạo hình khớp
Phẫu thuật tạo hình khớp gồm thay khớp gối toàn phần hoặc thay khớp gối một phần.
Trong các trường hợp không quá nghiêm trọng, chưa đến mức phải phẫu thuật, thì người bệnh cần kết hợp dùng thuốc, tập thể dục và vật lý trị liệu để giảm đau, giảm viêm cũng như tăng khả năng vận động khớp gối.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh ở đùi và các cơ khác xung quanh khớp. Các cơ khỏe mạnh sẽ giúp di chuyển khớp, giúp đầu gối không bị căng quá mức.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp giảm đau đầu gối. Phương pháp này gồm liệu pháp siêu âm, điều trị bằng laser và phục hồi thể chất trước và sau phẫu thuật.
Uống thuốc giảm đau, kháng viêm
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nhằm làm giảm đau và sưng tấy khớp gối.
Tiêm thuốc vào khớp
Tiêm axit hyaluronic để giảm đau và giảm căng trong khớp.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) để giảm đau và giảm căng khớp.
Tiêm vào khớp nhằm giảm đau và sưng viêm
Thuốc Xương Khớp Đông y
Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính, có thể cần phải dùng nhiều đợt thuốc Tây dài ngày, làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, tác dụng phụ. Do vậy, xu hướng mới được nhiều người lựa chọn thường là sử dụng kết hợp thuốc Xương Khớp Đông y.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp nhưng không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc có tác dụng thực sự, tiêu biểu như bài thuốc xương khớp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát. |