Giảm ngay nguy cơ tai biến ở người huyết áp cao

02-11-2020 10:38:06

Tai biến mạch máu não là bệnh lý rất nguy hiểm. Huyết áp cao được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến. Cần làm gì để giảm nguy cơ tái biến ở người huyết áp cao?

Nhận biết nguy cơ tai biến của người bệnh cao huyết áp

Thống kê cho thấy, người huyết áp cao có nguy cơ tai biến cao gấp 4 lần so với người khác. Đáng chú ý là có tới 8-12% dân số trên 50 tuổi bị cao huyết áp. Để biết về nguy cơ tai biến ở người huyết áp cao, trước hết cần hiểu về huyết áp và những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới huyết áp cao (tăng huyết áp).

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất là khoảng 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Các trị số huyết áp sẽ được đọc khi sử dụng công cụ đo huyết áp

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay còn gọi là tăng huyết áp) là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Theo Hội Tim mạch Việt Nam, một người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥90mmHg.

Tuy nhiên theo Viện Y tế Quốc gia, huyết áp tâm thu cao là loại tăng huyết áp phổ biến nhất ở người già, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Theo thống kê, có đến 65% người trên 60 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp chỉ có chỉ số tâm thu cao. Điều này có nghĩa là dù huyết áp tâm trương cao hay không, chỉ cần huyết áp tâm thu cao là đủ để kết luận bị cao huyết áp.

Cao huyết áp được chia thành các dạng sau:

Chỉ số huyết áp quyết định mức độ cao huyết áp

Nguy cơ tai biến mạch máu não ở người huyết áp cao

Mặc dù cao huyết áp không được coi là một bệnh lý, nhưng nó là triệu chứng rất nguy hiểm và trực tiếp dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…).

Nguyên nhân là do:

  • Càng cao tuổi, động mạch càng xơ cứng và kém đàn hồi. Điều này xảy ra với hầu hết mọi người, không liên quan đến huyết áp của người đó, nhưng huyết áp cao lại làm quá trình này xảy ra nhanh hơn và sớm hơn, do vậy sẽ dẫn đến nguy cơ tai biến tăng cao.
  • Huyết áp cao làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, có thể gây phình mạch nhỏ trong não, dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa, gây chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não. Nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn tăng huyết áp kịch phát) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não. 
  • Tăng huyết áp có thể tạo ra những tổn thương nhỏ trong lòng mạch, khi đó hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng thêm rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người tăng huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não.
  • Ở người huyết áp cao, vào buổi sáng huyết áp thường tăng rất cao, nếu không biết cách xử lý sẽ rất dễ gặp nguy cơ tai biến do thay đổi vị trí đột ngột (từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng).
Ngoài tai biến, huyết áp cao còn gây nên nhiều hệ lụy khác

Cách phòng ngừa tai biến ở người huyết áp cao

Những hậu quả mà tăng huyết áp và tai biến mạch máu não gây ra cho người bệnh là rất nặng nề. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của nó là rất quan trọng. Người bệnh tăng huyết áp cần chú ý những điểm sau:

1. Kiểm soát huyết áp

Theo khuyến cáo, nếu hạ huyết áp được 5mmHg ở bệnh nhân tăng huyết áp thì sẽ giảm 10% nguy cơ tai biến mạch máu não. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch (bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên…), trước hết cần kiểm soát huyết áp nhằm đạt trị số huyết áp mục tiêu (dưới 140/90mmHg). 

Bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều. Tuy nhiên, một thực tế trong cộng đồng là nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc bệnh nhân tự ý bỏ thuốc, dẫn đến việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn, huyết áp tăng cao vọt đột ngột sẽ rất nguy hiểm.

2. Thay đổi lối sống

Thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể dục thường xuyên là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. 

Người bệnh cần thực hiện:

  • Cai thuốc lá nếu đang hút thuốc
  • Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thịt đặc biệt là thịt đỏ… 
  • Hạn chế chất béo và các thực phẩm giàu calo, từ đó giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường
  • Tăng hoạt động thể lực sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. 
Ngoài ra, để phòng ngừa tai biến ở người huyết áp cao thì khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người bệnh (đặc biệt là người cao tuổi) không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm và tối muộn. Người bệnh cũng cần chú ý không nên bật dậy ngay ra khỏi giường khi mới tỉnh giấc mà phải từ từ thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi rồi mới đứng dậy.

Tập thể dục vừa sức là cách để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh

3. Khám sức khỏe định kỳ đầy đủ

Những trường hợp nguy cơ cao dễ bị tai biến (người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường…) nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. 

Nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường: nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay cuồng), có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường…), rối loạn tâm lý, hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).

4. Bổ sung các sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến

Sử dụng các sản phẩm Đông y như thuốc tai biến Đông y thế hệ 2 có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não cũng như bệnh mạch vành là điều được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Tiêu biểu như thuốc Meken có nguồn gốc từ bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch bí truyền trong dân gian hiệu quả thực sự đã được chứng minh. 

Thuốc Meken được dùng để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành trong các trường hợp xơ vữa động mạch, huyết khối gây hẹp nghẽn mạch, tai biến do thiếu máu, nhồi máu… 

Thuốc Meken sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng

Hỗ trợ điều trị và dự phòng người bị tai biến mạch máu não, người bị di chứng tai biến, người bệnh mạch vành, đau thắt ngực hiệu quả.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD

 
DS Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN //