Giải đáp thắc mắc “Tiêu chảy kéo dài là bệnh gì?”
Thông thường tiêu chảy chỉ diễn ra trong một hai ngày. Nếu tiêu chảy kéo dài nhiều ngày dễ gây mất nước, kiệt sức nên cần tìm ra nguyên nhân và cách điều trị sớm.
Tiêu chảy kéo dài là khi tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài quá 2 tuần
Tiêu chảy kéo dài là gì?
Bệnh tiêu chảy theo định nghĩa của WHO là việc đi ngoài phân lỏng so với phân bình thường, đi quá 3 lần trong một ngày. Thường đợt tiêu chảy chỉ kéo dài từ 1 ngày trở lên và kết thúc sau ít nhất 2 ngày.
Tiêu chảy cấp tính là một bệnh khá phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tiêu chảy dưới 2 tuần được gọi là bệnh tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy kéo dài là từ 2 đến 4 tuần hoặc hơn được gọi là tiêu chảy mạn tính.
Tiêu chảy cấp tính thường xuất phát từ nguyên nhân không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bị tiêu chảy mạn tính có thể do một bệnh về đường tiêu hóa nên cần tìm ra nguyên nhân để điều trị, tránh để kéo dài.
Triệu chứng tiêu chảy kéo dài
Đau quặn bụng là một triệu chứng đi kèm khi bị tiêu chảy
Phân của người bệnh tiêu chảy kéo dài thường dạng lỏng, có nhiều nước, có lẫn nhầy. Ngoài tình trạng phân thay đổi thì người bệnh sẽ thấy một số triệu chứng khác kèm theo như:
- Sốt cao
- Đau quặn bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Mệt mỏi
- Có lẫn máu trong phân
Tiêu chảy mạn tính có thể đi kèm với sụt cân, suy dinh dưỡng, đau bụng và các triệu chứng khác nếu xảy ra ở trẻ em.
Hãy ghi nhớ các triệu chứng để nói với bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn. Nếu như trong gia đình có người từng bị bệnh celiac, bệnh viêm ruột, bệnh đại tràng co thắt cũng nên thông báo với bác sĩ.
Tìm hiểu tiêu chảy kéo dài là bệnh gì?
Tiêu chảy kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Tiêu chảy kéo dài xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sẽ có sự khác biệt giữa trẻ nhỏ và người lớn. Tiêu chảy mạn tính đôi khi được phân loại dựa trên nhiễm trùng hoặc không. Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
Bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
Vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột phát triển có thể gây ra tiêu chảy kéo dài. Thường tình trạng này dễ gặp ở các khu vực có nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Để kết luận có nhiễm ký sinh trùng hay không bác sĩ cần phải lấy mẫu phân để xét nghiệm.
Viêm đại tràng co thắt
Đây là một tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng gây ra cả tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón. Đôi khi người bệnh đi táo lỏng thất thường. Bệnh đại tràng co thắt ảnh hưởng tới ruột già và có thể gây đau thắt bụng. Tuy là một tình tràng bệnh mạn tính nhưng không gây hại cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Viêm loét đại tràng
Bị tiêu chảy kéo dài có thể xuất phát từ bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng, nhiều nước cũng có thể kèm theo triệu chứng phân có máu và đau quặn bụng.
Để chẩn đoán viêm loét đại tràng bác sĩ cần nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể khắc phục được tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Không dung nạp lactose
Tình trạng không dung nạp lactose gây ra tiêu chảy kéo dài. Lactose là một loại đường trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Những người khó tiêu hóa đường lactose sẽ bị tiêu chảy ngay sau khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
Người càng lớn tuổi thì càng dễ mắc phải tình trạng không dung nạp lactose, do enzyme giúp tiêu hóa lactose giảm xuống hơn so với thời trẻ.
Tác dụng phụ của thuốc
Uống thuốc kháng sinh dễ gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài
Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó kéo dài thì hãy kiểm tra lại tác dụng phụ của thuốc. Có nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc chống trầm cảm,…
Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu vì thế làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tiêu chảy kéo dài.
Một số loại thuốc khác gây ra tiêu chảy như: thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng axit với magie.
Chế độ ăn không phù hợp
Đôi khi tiêu chảy kéo dài không phải là do mắc bệnh mà có thể do chế độ ăn không phù hợp. Uống nhiều rượu hoặc uống đồ uống nhiều caffein có thể gây ra đi ngoài phân lỏng kéo dài.
Chế độ ăn nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo cũng được xem có khả năng gây ra tiêu chảy. Ăn đồ ngọt hàng ngày được xem là có thể dẫn tới tiêu chảy mạn tính.
Một số chất làm ngọt nhân tạo gồm:
- Đường sorbitol: Sử dụng chất thay thế đường không chứa calo có trong bánh kẹo, kẹo cao su và các đồ ăn không đường.
- Mannitol: Chất làm ngọt có tác dụng nhuận tràng tương tự sorbitol.
- Fructose: Đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Ăn nhiều hoa quả ngọt có thể gây tiêu chảy do lượng fructose cao. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng thêm đường fructose vào kẹo và nước ngọt.
- Lactose: Đường tự nhiên có trong sữa có thể gây tiêu chảy.
Phương pháp điều trị tiêu chảy kéo dài
Theo các chuyên gia, không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài. Tuy có tác dụng cầm tiêu chảy ngay tức thì nhưng không có hiệu quả trị tận gốc bệnh.
Điều trị tiêu chảy kéo dài cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ nếu bạn bị chẩn đoán viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… bác sĩ sẽ thảo luận về cách điều trị dùng thuốc tốt chất cho bạn. Một số loại thuốc Tây kê theo toa sẽ được sử dụng.
Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, khi bị tiêu chảy kéo dài cần thực hiện một số biện pháp khắc phục.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn
Viết nhật ký thực phẩm để tìm hiểu chế độ ăn có gây ảnh hưởng tới tiêu hóa không
Viết nhật ký thực phẩm mỗi ngày để xác định xem có phải chế độ ăn uống gây tiêu chảy kéo dài hay không. Ghi lại các đồ ăn trong bữa chính và bữa ăn nhẹ, ghi chú lại bất kỳ triệu chứng tiêu hóa bất thường nào.
Sau một vài tuần, bạn có thể xác định được các loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy. Nếu có thể hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn để xem các triệu chứng tiêu chảy có cải thiện hay không. Ví dụ tiêu chảy có thể ngừng hoặc cải thiện sau khi thay đổi chế độ ăn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt cũng có thể giúp giảm tiêu chảy kéo dài, gồm:
- Tránh uống đồ uống giàu caffein và đồ uống có cồn
- Ăn thực phẩm ít chất xơ
- Uống nước để ngừa mất nước
- Kiểm soát khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều
Sử dụng thuốc
Nếu vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy kéo dài, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc kê đơn chứa codein cũng có thể giúp giảm đau vì làm tăng thời gian phân đi qua đường tiêu hóa, dẫn đến phân lỏng. Tuy nhiên, đây không là biện pháp ưu tiên sử dụng vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Giải pháp ngăn ngừa tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài là một tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được. Tuy nhiên nếu đã xác định được nguyên nhân, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp thực hành vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt:
- Uống nước sạch hoặc lọc nước trước khi uống
- Làm sạch thịt trước khi nấu
- Nấu chín kĩ thịt
- Rửa tay sạch sau khi xử lý thực phẩm sống
- Làm sạch bề mặt bếp, tránh nhiễm khuẩn
- Rửa sạch trái cây và rau xanh trước khi chế biến và ăn
- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, thay bỉm cho trẻ hoặc chăm sóc người bệnh.
Trị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng bằng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2
Đối với người bệnh tiêu chảy kéo dài xuất phát từ nguyên nhân viêm loét đại tràng hay bệnh đại tràng co thắt thì việc điều trị theo đúng liệu trình là cực kỳ quan trọng. Sử dụng thuốc Tây tuy hiệu quả nhanh chóng, giảm tình trạng đi ngoài nhưng lại dễ gây tác dụng phụ và không được ưu tiên dùng lâu dài.
Vì thế, để điều trị và phòng ngừa tình trạng tiêu chảy kéo dài cho bệnh đại tràng nên kết hợp sử dụng thuốc đại tràng Đông y. Bài thuốc hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống giúp trị tiêu chảy do viêm đại tràng hiệu quả là một ví dụ.
Hiện bài thuốc đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2. Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 đã được phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năngViêm đại tràng. Viêm ruột cấp, mãn tính. Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Thông tin chi tiết xem tại: Đại Tràng Nhất Nhất |