Đau dạ dày ăn sầu riêng được không? Cần lưu ý những gì
Người bị đau dạ dày ăn sầu riêng có thực sự gây hại? Có ăn được sầu riêng không? Thực chất, chỉ khi ăn sầu riêng không đúng cách mới khiến tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Vậy người bị đau dạ dày cần lưu ý những gì khi ăn sầu riêng?
I. Đau dạ dày có ăn được sầu riêng không?
Người bị mắc cơn đau dạ dày không cần quá lo lắng khi sử dụng sầu riêng, vì loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.
Thành phần trong sầu riêng có chứa nhiều loại vitamin, canxi, kali… không những vậy, loại quả này còn chứa hàm lượng protein, chất xơ. Các dưỡng chất này sẽ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng táo bón.
Sầu riêng có tác dụng đối với hệ tiêu hóa, cụ thể như:
- Hàm lượng chất xơ cao nên giúp dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, dễ tiêu hóa thực phẩm hơn
- Phần múi mềm và dễ tiêu, không tạo áp lực cho dạ dày, ngăn chặn sự kích thích đến khu vực bị viêm loét, từ đó không khiến cơn đau tác động mạnh đến thành dạ dày.
Ngoài ra, sầu riêng mang lại lợi ích cho sức khỏe cơ thể:
- Cơ thể không xảy ra tình trạng thiếu máu.
- Hỗ trợ giúp xương chắc khỏe.
- Ngăn chặn, chống các bệnh ung thư.
- Chống lão hóa.
- Có lợi trong việc thuyên giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm và tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, có một lưu ý cho người bệnh là không nên ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục vì sẽ xảy ra tác động không tốt tới sức khỏe dạ dày, do đó khi ăn sầu riêng cần đọc và tìm hiểu thêm ở bài dưới đây.
II. Mẹo điều trị chứng đau dạ dày với sầu riêng
Như đã nói, người bị đau dạ dày có thể ăn sầu riêng, nhưng cách sử dụng sầu riêng để hỗ trợ điều trị dạ dày cũng thì không phải ai cũng biết. Ngoài phần múi bên ngoài quả thì người bệnh có thể dùng được hạt để chữa đau dạ dày.
Hạt sầu riêng có độ nhầy nhất định giúp bảo vệ khu vực viêm loét của niêm mạc hiệu quả, ngăn sự tác động có hại của axit và dịch vị dạ dày. Từ đó, việc dùng hạt sầu riêng sẽ giúp người bệnh giảm được các cơn đau và giúp lành vết loét nhanh.
Để chế biến hạt sầu điều trị dạ dày, người bệnh cần thực hiện theo công thức sau:
Nguyên liệu: Nước lọc tinh khiết, 10 hạt sầu riêng, 1 nồi để đun.
Thực hiện:
- Rửa sạch 10 hạt sầu riêng đã chuẩn bị.
- Đem luộc tất cả hạt sầu riêng vào nồi, đổ nước ngập hạt & đun cho tới khi hạt chín.
- Chia 10 hạt thành nhiều phần đều nhau để sử dụng trong ngày.
Để mang đến hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng hạt sầu riêng đều đặn trong 3 tuần liên tiếp để cảm nhận được sự hiệu quả của nó. Vết loét sẽ dần dần được phục hồi, với cơn đau dạ dày rất hay tái phát nếu không biết cách chăm sóc. Vì vậy, người bệnh luôn luôn phải chú ý đến chế độ ăn hằng ngày, tránh tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại tái phát.
III. Một số tác dụng phụ khi ăn quá nhiều sầu riêng
Sầu riêng có lợi cho sức khỏe, cũng không ảnh hưởng tới cơn đau dạ dày và thậm chí có thể dùng hạt để chữa bệnh. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tới dạ dày.
1. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Chất xơ trong sầu riêng có tác dụng nhuận tràng, giúp tăng cường cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và làm bớt các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu…
Nhưng dung nạp nhiều chất xơ vào cơ thể cũng không tốt vì nó sẽ dẫn đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy giảm, dễ có nguy cơ xảy ra tiêu chảy và xảy ra các triệu chứng tiêu hóa.
Không những vậy, lượng chất xơ dư thừa sẽ khiến phân cứng, nếu không bổ sung kèm thêm nước có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.
2. Dư thừa chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong sầu riêng sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của gốc tự do, ngăn cản cơ thể mắc các bệnh ung thư khác nhau và tăng cường hệ miễn dịch mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều sẽ dẫn tới phản tác dụng, từ chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, thành các chất oxy hóa nhắm vào các tế bào ung thư và còn làm ảnh hưởng tới các tế bào khác trong cơ thể.
3. Tăng nguy cơ hạ đường huyết
Chỉ số đường huyết trong sầu riêng không quá cao, giúp làm chậm tốc độ giải phóng đường vào máu, ngăn chặn được sự gia tăng lượng đường đột ngột và giúp kiểm soát đối với những ai đang mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong loại quả này có thể làm được điều này.
Nhưng, ăn sầu riêng phải điều độ nếu không sẽ làm giảm lượng máu xuống gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, đói, chân tay bủn rủn, loạn nhịp tim…
4. Gây dị ứng
Những đối tượng ăn sầu riêng bị dị ứng có thể xảy ra một vài phản ứng dị ứng khi ăn, có thể là tình trạng phát ban gây mẩn đỏ, ngứa, sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu chảy, nôn, khó chịu ở cổ họng.
5. Gây tăng cân
Sầu riêng có hàm lượng calo cao, chứa khoảng 357 lượng calo trong mỗi bát sầu riêng, từ đó nếu bổ sung nhiều sẽ thúc đẩy tình trạng tăng cân (đối với người đang thiếu cân, sử dụng sầu riêng rất có lợi).
Dung nạp liều lượng lớn sầu riêng vào cơ thể làm tăng mức chất béo trong cơ thể, từ đó gây tăng các nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác, ảnh hưởng tới sức khỏe.
IV. Những lưu ý khi ăn sầu riêng cho người đau dạ dày
Để đảm bảo ăn sầu riêng nhưng dạ dày được khỏe mạnh, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề sau:
- Không ăn quá nhiều: Ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu do hàm lượng dinh dưỡng trong sầu riêng cao. Nên chỉ nên ăn một lượng ít, vừa phải trong mỗi lần ăn và một tuần chỉ nên 2-3 lần, để đảm bảo dạ dày hoạt động tốt, tránh gây ra các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi. Nên ăn khi bụng no, tránh ăn khi cơ thể đang đói bụng.
- Không ăn sầu riêng cùng với các chất kích thích: Đã từng xảy ra một vài trường hợp tử vong khi sử dụng sầu riêng kèm theo các các loại đồ uống có cồn. Việc kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ khiến rượu không thể phân hủy, tích tụ lại trong cơ thể dẫn tới ngộ độc nặng.
- Tránh ăn kèm với đồ cay nóng: Sở dĩ sầu riêng là loại quả nóng nên nếu bổ sung thêm các thực phẩm cay nóng sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị nóng và khiến dạ dày bị kích thích, từ đó cơn đau dạ dày có nguy có tái phát.
Người bị đau dạ dày có thể ăn sầu riêng mà không lo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chỉ cần tuân thủ theo các lưu ý trên, để tránh gặp phải những khó khăn làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày.