Chồng 76, vợ 33 vượt mọi rào cản sinh 3 con kháu khỉnh

22-06-2017 07:00:00

Khi biết tin cặp đôi ấy sắp làm đám cưới, cả thôn đâu đâu cũng thấy mọi người bàn ra tán vào. Vượt qua sự cay nghiệt của miệng lưỡi nhân gian, cuộc tình của họ càng khẳng định thêm “tình yêu không phân biệt tuổi tác”.

Cuộc trở về kỳ lạ sau "hai lần chết"

Một ngày cuối tháng 6, tôi tìm đến gia đình ông Ngô Thanh Học và chị Nguyễn Thị Bích ở xóm 2, thôn Ngô Khê, xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) cặp vợ chồng ông Học, chị Bích từng gây xôn xao trên khắp các trang mạng xã hội về mối tình đẹp như mơ, xóa nhòa mọi ranh giới về tuổi tác.

Trước khi tìm đến gia đình đặc biệt này, tôi cũng phân vân khi không biết mình nên xưng hô như nào cho hợp lý khi mà ông Học năm nay đã 77 tuổi (đáng tuổi ông tôi) trong khi vợ ông Học là chị Bích năm nay mới chỉ có 34 tuổi.

Ngôi nhà của vợ chồng ông Học, chị Bích. Ảnh: Duẩn.

“Cháu phải gọi ông ấy là anh Học cơ, ông ấy thích gọi như vậy lắm. Gọi là ông là ông ấy đuổi không gặp đâu”. Câu nói nửa đùa, nửa thật của một người dân địa phương khiến tôi cảm thấy hoang mang. Thế rồi, theo một cái gì đó rất tự nhiên, tôi gọi ông Học là ông và gọi người vợ của ông là chị.

Trong số những hộ dân của thôn Ngô Khê, gia đình ông Học được xếp vào hạng cùng đinh. Khi mà cuộc sống của tất thảy 5 thành viên trong gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương thương binh 1,5 triệu ít ỏi mỗi tháng của ông và nguồn trợ cấp 15kg gạo/nhân khẩu của xã.

Dẫn tôi vào căn nhà vẫn còn vương vãi đầy những thứ đồ dùng sinh hoạt, ông Học trầm ngâm. “Người ta bàn tán nhức óc lắm, bây giờ thỉnh thoảng họ vẫn xì xèo, nhưng mặc, mình phải sống vì vợ, vì các con”.

Ông Học đang làm lễ giỗ mẹ. Ảnh: Duẩn.

Ông Học là người chính gốc thôn Ngô Khê, cụ thân sinh ra ông học có hai người con, một gái, một trai, trước ông còn một người chị gái. Năm ông vừa tròn 20 tuổi, đất nước rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, đề quốc Mỹ điên cuồng với âm mưu xâm lược Việt Nam

Như bao thanh niên khác cùng trang lứa, ông Học từ giã quê hương, người thân lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Thời bấy giờ, ông đã nhiều lần trực tiếp cầm súng chiến đấu tại các chiến trường khốc liệt ở Quảng Bình và Quảng Trị.

“Thời bấy giờ chiến tranh loạn lạc, chẳng biết khi nào mới có được đường về. Có thương thầm, nhớ vụng cô nào nơi chiến tuyến cũng chỉ biết ém lòng, giữ trong tim thôi”, ông Học cười hóm hỉnh.

Chị Bích bên 2 đứa con thơ của mình. Ảnh: Duẩn.

Gia đình hạnh phúc của đôi vợ chồng đũa lệch. Ảnh: Dân Việt.

Được 5 năm sau ngày người con trai duy nhất đi nhập ngũ, ở tại quên nhà bố mẹ ông lần lượt nhận được 2 hung tin gửi về từ chiến trường nơi ông học đang chiến đấu. Đó là 2 tờ giấy báo tử được gửi cách nhau 2 tháng.

Đau xót khi nhận được hung tin về con, mẹ ông học lâm bệnh rồi qua đời. Người bố của ông Học sau đó cũng ốm liên miên, sức khỏe kiệt quệ rồi ít lâu sau cũng ra đi trong sự cô đơn.

Đến năm 1980, tức là gần 20 năm sau khi cái hung tin ông hi sinh tại chiến trường, ông Học bất ngờ trở về quê hương trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều người. “Trong tâm trí của họ, tôi đã hi sinh cách đây gần 20 năm, nên khi thấy tôi về họ lạ là phải”, ông Học tâm sự.

Ông Học lợp một khoảng sân làm sân chơi cho các con. Ảnh: Duẩn.

“Đội mồ sống dậy” sau 2 lần nhận tờ giấy báo tử gửi từ chiến trường về, sức khỏe ông Học yếu đi trông thấy, ông rơi vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê. Những người thân trong họ hàng người ông nhớ, người ông quên. Suốt những năm sau đó, ông Học lúc thì ở nhà, lúc lại tha thẩn đi lang thang khắp nơi dễ đến vài ngày không thấy về nhà.

Đến năm 1990, trí nhớ của ông Học dần dần phục hồi. Từ một người quên hết quá khứ, ông dần dân nhớ ra được họ hàng, những người thân trong gia đình. Ông dọn về sống tại căn nhà bố mẹ để lại, kiếm sống qua ngày bằng nghề nhặt ve chai.

“Gọi là sức khỏe trở lại bình thường như thỉnh thoảng ông ấy vẫn bị vết thương cũ hành hạ, ý thức và sức khỏe không còn được như trước nữa”, chị Bích tiếp lời.

“Lúc đó tôi đã 50 tuổi, nếu như bình thường nhiều người ở quê đã lên chức ông nhiều lúc, tôi đã mơ hồ nghĩ đến một cuộc sống gia đình, lấy vợ, sinh con nhưng rồi lại xua đi ngay bởi những thứ đó xa vời quá”, ông Học tâm sự.

Hạnh phúc nảy mầm của cặp vợ chồng chênh nhau 43 tuổi

Suốt nhiều năm sau đó, người dân thôn Ngô Khê vẫn thấy một người đàn ông ngày ngày đi nhặt rác, tối lại về bên mái nhà tranh đổ nát. Cuộc sống của ông Học cứ trôi qua bình lặng và buồn tẻ như vậy.

Năm 2010, khi ấy ông Học đã ngấp nghé tuổi 70 - cái tuổi mà coi như số phận đã an bài, thì hạnh phúc mới gõ cửa mỉm cười với ông. Ông kết duyên với chị Nguyễn Thị Bích, một cô thôn nữ hiền lành kém ông 43 tuổi.

Ở trong thôn, chị Bích được đánh giá là một người bình thường. Thời còn con gái, chị cũng có một vài mối nhắm đến nhưng rồi tất cả cũng không đi đến đâu.

3 đứa con chào đời là kết quả cho tình yêu đẹp của cặp đôi bác cháu. Clip: Duẩn.

Ở tuổi của chị, nếu đường tình duyên không trắc trở, chị đã có con bồng con bế. Buồn phiền, chán nản, chị Bích đâm ra chán yêu, ghét yêu, chán cái cảnh lấy chồng.

“Nhiều lúc nghĩ lại tôi vẫn không tin rằng đến lúc về già mình lại tìm được nơi để nương tựa. Nhiều lần tôi đã nghĩ đến chuyện từ bỏ vì mình bằng này tuổi rồi, lấy người ta về rồi lại làm khổ cả một đời người ra nhưng duyên đến, lại không nỡ dứt ra được”, ông Học chia sẻ.

Kể về câu chuyện tình của mình, ông Học không giấu được sự bất ngờ. Ông Học hơn chị Bích đúng 43 tuổi. Khi ông tay cầm súng, vài khoác ba lô ra chiến trường thì chị Bích vẫn còn chưa được sinh ra.

Con gái út sinh năm 2016 của ông Học và chị Bích. Ảnh: Duẩn.

Đến khi ông về quê thì chị Bích lại đi làm xa. Mãi đến sau này, khi chị Bích nghỉ việc về hẳn quê để chăm sóc mẹ ốm thì lúc đó hai người mới có cơ hội gặp nhau, cảm thông và nảy sinh tình cảm.

“Nhà cô ấy cách nhà tôi vài bước chân, thương tôi già cả lại neo đơn nên thỉnh thoảng cô ấy cũng sang chơi, động viên. Những lúc đau ốm cô ấy cũng đều chạy sang thuốc thang. Không ai nghĩ chúng tôi có tình cảm rồi lấy nhau, chính chúng tôi cũng không dám nghĩ. Ai ngờ nó lại xảy ra thật”, ông Học tâm sự.

Hai con người ở hai thế hệ khác nhau. Thế rồi, duyên phận lại kéo họ lại gần bên nhau bằng những câu chuyện bâng quơ, những cử chỉ quan tâm, chăm sóc nhau hàng ngày.

Ông Học chia sẻ về mối tình đẹp của mình với PV. Ảnh: Duẩn

Nhớ lại cái thời điểm hai người đến với nhau, chị Bích không giấu được sự nghẹn ngùng. “Một lần sang chơi nhà, ông ấy có cầm lấy bàn tay tôi nói là đoán tướng số. Khi nói tới đường tình duyên, ông ấy bảo tôi sắp gặp được người tình cả đời của mình.

Dần dần, chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn, ông ấy kể cho tôi nhiều câu chuyện về cuộc sống. Một thời gian sau, tôi thấy ông ấy cũng là người hiền lành, chịu thương, chịu khó, lại có một thân một mình.

Cảm giác thương cảm ban đầu chuyển sang tình cảm yêu thương, gắn bó từ lúc nào không biết. Hồi ấy, tôi vẫn còn gọi ông ấy là bác, xưng cháu. Chính tôi là người mở lời đề nghị: “Hay là bác lấy em”.

3 đứa con thơ nhưng gia đình ông Học, chị Bích lúc nào cũng hạnh phúc. Ảnh: Duẩn.

Biết tin hai người có tình cảm với nhau và sắp tiến tới đám cưới, làng trên xóm dưới bàn tán xôn xao, ầm ĩ. Quãng thời gian đó, câu chuyện tình của ông Học và chị Bích được gán với cái mác quái gở.

“Tôi đi đâu cũng nghe thấy họ chỉ trỏ, bàn tán, lắm người còn nói mỉa nói móc: “ông Học sắp có vợ trẻ, sướng nhá”, rồi thì “cụ Học ơi, bằng này rồi, liệu có làm ăn gì được không”.

Những lúc như vậy, trong đầu tôi đã thoáng một chút gì đó muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, chính sự động viên, không quan tâm lời thiên hạ nói gì của cô ấy khiến tôi vững tin hơn”, ông Học nhớ lại.

Ngoài những công việc ở nhà, ông Học thường đi xem bói ở các đình chùa để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Duẩn.

Dẹp yên dư luận, miệng lưỡi nhân gian sang một bên, thế nhưng cuộc tình của ông Học và chị Bích lại một lần nữa phải trải qua thử thách. “Bố mẹ, gia đình, họ hàng đều kịch liệt phản đối chuyện tình cảm của chúng tôi. Thậm chí, bố mẹ tôi còn sẵn sàng từ con nếu như tôi quyết định lấy ông ấy”, chị Bích tâm sự.

Giữa năm 2010, bất chấp dư luận, bất chấp những lời phản đối, cấm cản từ gia đình hai bên, một đám cưới đặc biệt chẳng có mâm cao, cỗ đầy, cũng chẳng có nhạc, chẳng có hoa. Hơn nữa, đám cưới cũng chẳng có họ hàng, gia đình đôi bên đã được tổ chức mừng hạnh phúc cho vợ chồng ông Học.

Ông Học đang chuẩn bị đồ đạc đi làm. Ảnh: Duẩn.

Nhớ lại những kỷ niệm trong đêm tâm hôn, chị Bích không giấu được sự ngại ngùng: “Mãi đến lúc khuya, khi một vài người thân bên gia đình nhà trai đã về hết rồi ông ấy vẫn ngồi với trai rượu.

Mãi đến khi đã ngà ngà say ông ấy mới đi ngủ. Sau này, tôi có hỏi lại thì ông ấy bảo uống rượu say không biết gì, có làm gì có lỗi với tôi cũng là do say rượu”.

7 năm sống dưới một mái nhà, sự khác biệt về tuổi tác cũng có đôi lúc ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình nhưng thứ hơn hết là tình cảm chân thành vượt qua mọi dèm pha của dư luận để đến với nhau.

“Trước đây khi mới lấy nhau, tôi vẫn gọi ông ấy là anh xưng em, sau này khi có con, tôi lại chuyển cách xưng hô gọi ông ấy là bố nó xưng em. Nói chung cách xưng hô, tuổi tác cũng không phải trở ngại khi hai người đã sống với nhau”, chị Bích tâm sự.

Gánh nặng mưu sinh đè nặng nhưng vợ và các con luôn là động lực để ông cố gắng. Ảnh: Duẩn.

Sau hai năm kết hôn, “tình yêu không phân biệt tuổi tác” của vợ chồng ông Học, chị Bích đã đơm hoa, kết trái với minh chứng là 3 cháu bé kháu khỉnh, đáng yêu.

“Ngày cưới, họ nói những người đàn ông ở tuổi 70 như tôi không thể có con được nữa. Hai đứa bé đầu tiên sinh ra gia đình tôi cũng nhận không ít lời bàn ra, tán vào. Tuy nhiên, năm 2016, vợ tôi sinh thêm một cháu nữa, cả 3 đứa càng lớn càng giống tôi nên dân làng cũng bớt cay nghiệt hơn”, ông Học tâm sự.

Bắt đầu bằng sự cảm thông, bằng tình làng, nghĩa xóm, qua thời gian, tình cảm đó nảy nở thành tình yêu, tình yêu đó vượt qua mọi giới hạn về tuổi tác và cái kết có hậu là một mái ấm gia đình hạnh phúc với những đứa trẻ đáng yêu.

“Nếu bây giờ, cho tôi chọn lại một lần nữa thì tôi vẫn sẽ chọn ông ấy. Từ khi chúng tôi lấy nhau, chưa bao giờ tôi phải hối hận về quyết định của mình”, chị Bích tâm sự.

Nguyễn Duẩn
Theo Đời sống Plus/GĐVN //