Cô giáo khoả thân 'chữa sốt rét' cùng đồng nghiệp ở Lạng Sơn đòi nuôi 2 con nhỏ
Theo luật gia, việc là nhân vật chính trong clip không mặc quần áo trong nhà nghỉ cùng đồng nghiệp là một trong những điểm bất lợi với cô giáo khi giành quyền nuôi con với chồng.
Liên quan đến vụ việc cô giáo Nguyễn Thị T. (giáo viên trường Tiểu học – THCS Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) bị bắt quả tang xuất hiện ở nhà nghỉ trong tình trạng “khoả thân” với đồng nghiệp là thầy giáo Hoàng Văn Q. (giáo viên trường Tiểu học - THCS Mỏ Đá, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng), trao đổi với báo chí, ông Khúc Văn L. (SN 1977, chồng cô giáo T.) cho biết TAND huyện Chi Lăng đang thụ lý đơn ly hôn giữa vợ chồng ông.
Ông L. cho biết, vào ngày 19/4, phía tòa án đã mời hai vợ chồng ông lên tiến hành hòa giải nhưng không thành. "Tại buổi hòa giải, cả hai chúng tôi đều thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề về việc phân chia tài sản, cụ thể, cô ấy đòi 500 triệu, nuôi hai con nhỏ nên tôi không đồng ý và đang đề nghị tòa phân xử. Thời gian dự kiến khoảng 1 tháng nữa", ông L. nói.
Người chồng này cho biết thêm, bản thân ông muốn nuôi cả hai con nhỏ chứ không để vợ nuôi nên sẽ có đơn đề xuất phía tòa án xem xét, xử lý.
Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn Phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng việc là nhân vật chính trong clip không mặc quần áo trong nhà nghỉ cùng đồng nghiệp là một trong những điểm bất lợi với cô giáo khi giành quyền nuôi con với chồng cũng như khi tranh chấp yêu cầu phân chia tài sản chung vợ chồng.
Luật sư Cường thông tin, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn, tòa án có thể sẽ giải quyết cả ba vấn đề là tình cảm, con cái và tài sản. Về nguyên tắc là tòa án chỉ giải quyết khi được sự có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu của đương sự. pháp luật cũng đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án ly hôn.
Theo đó, trong vụ án trên nếu hai bên đều đồng ý thuận tình ly hôn thì tòa án sẽ ghi nhận việc cho hai bên thuận tình ly hôn. Còn đối với việc trực tiếp nuôi dậy con cái sau khi ly hôn và chia tài sản, nếu hai bên đường sự không tự thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ xem xét giải quyết hai vấn đề này trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp có tranh chấp về việc nuôi con sau khi ly hôn, tòa án sẽ xem xét các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự xuất trình và các tài liệu, chứng cứ mà tòa án thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án để xem bên nào có khả năng, điều kiện tốt hơn để con cái có thể phát triển tốt về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập thì sẽ giao con cho bên đó nuôi sau khi ly hôn.
Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho mẹ nuôi dưỡng, con từ đủ bẩy tuổi thì sẽ hỏi ý kiến của con để cân nhắc nguyện vọng. Những yếu tố mà tòa án căn cứ để phán quyết quyền nuôi con bao gồm: thời gian của cha, mẹ có thể bố trí để chăm sóc cho con; khả năng chăm sóc, giáo dục con; khả năng bố trí về chỗ ở; đạo đức, lối sống có thể tác động, ảnh hưởng tới con cái; thực tiễn chăm sóc, con cái trước và trong khi ly hôn...
Như vậy với các yếu tố đó thì đạo đức, lối sống của cha mẹ cũng là yêu tố quan trọng để quyết định việc tòa án có giao con cho cha, hoặc mẹ nuôi hay không. Trong trường hợp một bên đạo đức, nhân cách thấp kém, lối sống buông thả, sa đọa có thể tác động xấu đến việc phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em thì tòa án cũng sẽ không giao con cho người đó nuôi dưỡng vì quyền lợi mọi mặt của con.
Trong vụ án này, tòa án sẽ đánh giá tổng hợp tất cả các tài liệu chứng cứ để xác định việc giao con cho bên nào nuôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con có thể phát triển về thể chất, về tinh thần và điều kiện học tập.
Việc là nhân vật chính trong clip không mặc quần áo trong nhà nghỉ cùng đồng nghiệp phần nào thể hiện lối sống, cách sống “không trong sáng”, đồng thời cũng thể hiện phần nào hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng...
Về vấn đề phân chia tài sản, Luật sư Cường thông tin, theo quy định tại điều 59 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì về nguyên tắc tài sản chung vợ chồng là chia đôi nhưng có sếp đến một số yếu tố như:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, nếu tòa án xác định người vợ đã có lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng hoặc xác định hành vi như vậy là thể hiện lối sống, đạo đức chưa tốt thì việc giành quyền nuôi con và yêu cầu chia tài sản của người đó là bất lợi. Quyền đánh giá, kết luận sự việc là của hội đồng xét xử trên cơ sở những phân tích, lập luận, bày tỏ quan điểm của các bên đương sự.
Tòa án sẽ xem xét, đánh giá một cách tổng thể tất cả các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ, tài liệu đã được công khai tại phiên tòa để xác định sự thật của vụ việc làm căn cứ giải quyết vụ án.
“Cái clip trên chỉ là một phần của sự việc và các mối quan hệ. Việc giải quyết của tòa án không chỉ căn cứ vào một tình tiết đó. Kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa và các chứng cứ mà các bên xuất trình, lập luận tại phiên tòa mới quyết định đến kết quả giải quyết vụ án”, Luật sư Cường nhấn mạnh.