Dừng ngay cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh kiểu này nếu không muốn rước bệnh vào thân

14-09-2017 14:48:15

Nếu bạn đang giữ những thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: trữ đồ nấu chín quá lâu, làm đông lại thịt khi dùng không hết, bỏ khoai tây vào tủ lạnh... hãy dừng lại ngay.

Bạn không nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín quá lâu trong tủ lạnh.

Trữ thức ăn nấu chín trong tủ lạnh quá lâu 

Hầu hết mọi người đều cất thức ăn cũ trong tủ lạnh, để lâu rồi dùng dần. Tuy nhiên, việc làm này là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nhiều người cho rằng họ đã ngửi và nếm thức ăn lấy từ tủ lạnh ra trước khi sử dụng. Trên thực tế, sự tồn tại của vi khuẩn gây ngộ độc không hề làm biến đổi mùi vị hay tính chất của thức ăn.

Nếu bạn muốn lưu trữ thức ăn còn dư, trước tiên bạn phải cho vào hộp kín, đậy nắp thật cẩn thận để mùi thức ăn không thoát ra tủ lạnh nếu tủ lạnh không có bộ lọc hoặc không đủ độ lạnh, lâu ngày khiến tủ lạnh có mùi hôi. Nếu chưa ăn hết trong bữa kế tiếp, hãy đặt chúng vào ngăn đá và cố gắng sử dụng trong khoảng 3 - 4 ngày đó. Sau khoảng thời gian này, nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. 

Khoai tây, khoai lang, hành tây... là những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cất, giữ khoai lang, khoai tây và hành tây trong tủ lạnh 

Chúng ta vẫn có thói quen cất khoai lang, khoai tây và hành tây trong ngăn mát tủ lạnh. Và bạn cần ngưng ngay hành động này, đặc biệt là đối với khoai tây. Khi được bảo quản trong tủ lạnh, tinh bột khoai tây sẽ bị chuyển hoá thành đường. Trong quá tình chế biến, đường từ khoai tây kết hợp với axit amin asparagin tạo thành hợp chất hóa học Acrylamide, một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.

Không nghiêm trọng như khoai tây, nhưng cất, giữ khoai lang và hành tây trong tủ lạnh sẽ khiến sự lưu thông khí bị giảm chất lượng, chúng sẽ nhanh hỏng và nhanh thối hơn. Bạn có thể để 3 loại củ này ở nơi thoáng mát, khô ráo và không bọc kín trong túi nilon.

Tích trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh sẽ khiến không khí bên trong không lưu thông, là điều kiện để các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh 

Không chỉ cất, giữ đồ ăn nấu chín quá lâu mà tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh cũng khiến không khí bên trong không thể lưu thông, dẫn đến tình trạng nóng lên tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu không thể giảm bớt số lượng thực phẩm cần lưu trữ, bạn hãy nhớ chỉnh nhiệt độ thấp xuống để đảm bảo không khí bên trong luôn giữ cho thực phẩm tươi xanh. 

Bạn chỉ nên bảo quản thịt trong ngăn đá từ 3-5 ngày để tránh làm mất hết hương vị của thịt.

Để thịt quá lâu

Nhiều người cứ nghĩ để thịt trong tủ lạnh là vô thời hạn, nhưng đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên để thịt trong ngăn đá tủ lạnh tầm 1 tuần là nên phải có kế hoạch ăn hết. Còn nếu để trong ngăn mát thì chỉ nên 2 ngày. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

Thanh Hà (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //