Cảnh báo những dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch dễ nhận biết

01-10-2022 08:27:48

Suy giảm hệ miễn dịch tiến triển âm thầm nhưng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Nhận biết dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch để điều trị hiệu quả

Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, hoặc mất đi hoàn toàn, không có khả năng đề kháng trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…

Hậu quả là cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, bệnh tiến triển nhanh hơn, nặng hơn và khó điều trị hơn so với thông thường.

Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng hơn

Những nguyên nhân gây bệnh suy giảm miễn dịch

Bẩm sinh ốm yếu

Nhiều người khi sinh ra đã có sự khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch như không đủ số lượng tế bào miễn dịch hoặc các tế bào này hoạt động không hiệu quả.

Nhiễm HIV

HIV là một loại virus đặc biệt, sống tại các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch, vì thế trực tiếp làm suy giảm số lượng tế bào của hàng rào miễn dịch.

Mắc các bệnh mãn tính

Mắc đái tháo đường, suy thận, ung thư… gây rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tổng hợp không hiệu quả các loại kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời, việc hóa trị ở bệnh nhân ung thư cũng gây ra tác dụng phụ làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Dùng thuốc corticoids

Các loại thuốc thuộc nhóm corticoids có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch nên khi dùng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ là suy giảm miễn dịch. Trường hợp này thường gặp ở người ghép tạng, người bị bệnh viêm khớp, lupus…

Suy dinh dưỡng

Thiếu một số khoáng chất quan trọng, ví dụ như kẽm cũng là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch.

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Các dấu hiệu nhận biết sớm suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch vốn được ví như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vì vậy suy giảm hệ miễn dịch sẽ khiến cơ thể không đủ khả năng chống chọi lại tác nhân gây bệnh nên dễ bị nhiễm bệnh, ngay cả các bệnh viêm nhiễm mà người bình thường không bị nhiễm thì người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể mắc phải.

Chính vì vậy, người bị suy giảm miễn dịch sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng, đặc trưng bởi các đợt viêm liên tiếp với các dấu hiệu cơ bản như:

  • Viêm nướu (viêm lợi, viêm nha chu) tái phát nhiều lần
  • Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm
  • Viêm phổi với triệu chứng sốt cao, khó thở
  • Viêm loét da, niêm mạc với sự xuất hiện của các bóng nước, chảy mủ

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng kéo dài cũng khiến người bệnh xanh xao, thiếu máu, gầy ốm và suy kiệt. Nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.

Viêm lợi tái phát là dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Điều trị suy giảm hệ miễn dịch như thế nào?

Việc điều trị suy giảm miễn dịch cần phải căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể, tuy nhiên sẽ dựa trên một số nguyên tắc sau:

  • Điều trị nhiễm trùng: Sử dụng kháng sinh, kháng nấm, kháng virus tùy vào tác nhân gây bệnh.
  • Tăng cường miễn dịch: Với trường hợp suy giảm hệ miễn dịch nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các sản phẩm bổ sung kháng thể hay còn gọi là liệu pháp thay thế miễn dịch. Nhưng với trường hợp suy giảm hệ miễn dịch nặng, có thể cần phải cấy ghép tủy xương.

Bệnh suy giảm miễn dịch có phòng tránh được không?

Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch do bẩm sinh có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền nên không có cách để ngăn ngừa. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp suy giảm hệ miễn dịch còn lại đều có thể phòng tránh thông qua giảm các yếu tố nguy cơ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ khoáng chất.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, giữ gìn môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoáng đãng, không ẩm mốc để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Nên đánh răng 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa mầm bệnh.

Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất và sinh tổng hợp các tế bào khỏe mạnh cho hệ miễn dịch.

Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất glucid, protein, lipid giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, việc bổ sung khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch như kẽm cũng cần đặc biệt quan tâm.

Chế độ ăn uống và tập luyện khoa học giúp phòng tránh suy giảm miễn dịch

Bổ sung kẽm - phòng ngừa suy giảm miễn dịch hiệu quả

Để bổ sung kẽm hiệu quả, bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các công ty dược phẩm uy tín, để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng. Tiêu biểu như sản phẩm TPBVSK Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất và phân phối.

Mỗi viên Zinc Gluconate chứa 52,5 mg kẽm gluconate (tương đương với 7,5 mg kẽm) giúp bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

Zinc Gluconate Nhất Nhất phù hợp với nhiều đối tượng: thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.

Để có hiệu quả tốt, nên uống với một ít nước, sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.

Liều lượng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi như sau:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.

- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.

- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.

Trên đây là một số thông tin về suy giảm hệ miễn dịch. Bạn có thể tham khảo bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa cho cả gia đình.

ZinC Gluconate Nhất Nhất

Thành phần (trong 1 viên nén):

Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).

Công dụng:

Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

Đối tượng sử dụng:

Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //