Bất ngờ trước công dụng của hoa loa kèn trắng

05-04-2019 06:56:41

Các bài thuốc từ hoa loa kèn và củ hoa chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả như mất ngủ, giảm trí nhớ...


Các bài thuốc từ hoa loa kèn chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả như mất ngủ, giảm trí nhớ...

Hoa loa kèn là hoa của tháng tư, chính bởi vậy, trên các con phố Hà Nội hiện nay sắc trắng của những bông hoa loa kèn đang nở rộ. 

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng loài hoa trắng này không chỉ có thể làm đẹp cho từng con phố, từng góc nhà mà còn là bài thuốc hay chữa bệnh hữu hiệu.

Trong dân gian, các bài thuốc từ hoa loa kèn chữa được nhiều chứng bệnh hiệu quả như mất ngủ, giảm trí nhớ, đau đầu, suy nhược thần kinh...

Cách chế bài thuốc trị mất ngủ từ hoa loa kèn: 200g cánh hoa loa kèn, 1 lòng đỏ trứng gà, đường phèn 50g trộn đều đem hấp cách thủy khoảng 10 phút rồi lấy ra sử dụng. 

Cách dùng: Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn ăn hỗn hợp này khi còn ấm chắc chắn sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bạn nên sử dụng thường xuyên mỗi ngày.


Hoa loa kèn có thể ứng dụng để trị bệnh hiệu quả

Các trường hợp bị bong gân, đau khớp do chấn thương cũng có thể áp dụng bài thuốc trị bệnh từ củ của hoa loa kèn. Lấy củ hoa đem rửa thật sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên phần bị đau nhức. 

Ngoài ra, sử dụng hoa loa kèn đúng cách còn có thể giúp chúng ta trị được rất nhiều bệnh khác nhau như: giảm trí nhớ, đau đầu, căng thẳng và suy nhược thần kinh... 

Lưu ý khi dùng hoa loa kèn trị bệnh: Tuy phần củ có tác dụng chữa bệnh, nhưng phấn của những loại hoa loa kèn lại có khả năng gây các bệnh liên quan đến dị ứng, rất nhiều trường hợp mắc viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc do phấn hoa loa kèn vì vậy trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ.

Nghiên cứu của Jayaraj A.Francis và cộng sự (2004) đã xác định các thành phần có hoạt tính sinh học trong hoa loa kèn trắng hay còn gọi là huệ tây (tên tiếng Anh là Lilium longiflorum) như kaempferol glycosides, quercetin glycosides, regaloside, chalcone cùng một số axit béo có tác dụng chống viêm, đặc biệt là kaempferol.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Debora Esposito (2013) về chiết xuất từ củ hoa loa kèn (Lilium longiflorum) trên thực nghiệm cũng cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vết thương trên da, là cơ sở khoa học cho việc sử dụng củ để trị thương trong y học cổ truyền.

 

Bác sĩ Hoàng Xuân Đại
Theo Đời sống Plus/GĐVN //