Bất ngờ các loại thực phẩm gây hại cho gan bạn nên biết

02-07-2019 09:41:50

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lá gan. Có nhiều loại thực phẩm tiện lợi, hoặc rất tốt cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhưng lại gây hại cho gan của bạn

Nhận diện các loại thực phẩm gây hại cho gan có thể bạn chưa biết

Thức ăn nhanh

Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, mì ăn liền … dù rất tiện lợi và giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng sẽ không phải là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các loại thực phẩm này đều chứa chất bảo quản và chất tạo màu nhân tạo. Hấp thụ thường xuyên những loại chất này sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng giải độc của gan.

Đồ ăn nhanh rất hại cho cơ thể nói chung, đặc biệt là gan.

Chúng còn chứa nhiều chất béo và chất ngọt nhân tạo (như Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal...), nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng, vì vậy gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

Tôm

Lượng cholesterol cao trong tôm gây hại gan

Tôm là thực phẩm rất giàu protein, rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, có tác dụng bổ thận tráng dương. Tuy vậy đối với những người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm gây hại cho gan vì do tôm có hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.

Măng tươi

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế đây là loại thực phẩm hại cho gan điển hình. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Măng tươi chứa các chất cyanide rất độc

Bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng măng tươi chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải. Một tháng chỉ nên ăn nhiều nhất từ 2 – 3 lần và mỗi lần không quá 100gr. Bởi thế, cần lưu ý khi ăn măng, cần chọn măng có màu vàng và vị chua vì đã được luộc và ngâm nước, lúc này lượng cyanide trong măng đã bị hủy gần hết.

Thịt dê, thực phẩm nên tránh đối với người bệnh gan

Thịt dê là thực phẩm có tính nóng, ngọt và có hàm lượng protein, lipid cao. Vì vậy, nếu người bị bệnh gan ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến gan hoạt động tích cực và tạo thêm gánh nặng cho gan. Làm cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Dê là loại thịt đỏ không tốt cho bệnh nhân viêm gan

Ngoài ra, các loại thịt đỏ đậm nói chung đều không tốt cho bệnh nhân gan. Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó có thể phá vỡ các protein trong thịt đỏ một cách dễ dàng. Còn nếu gan của bạn yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein. Khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa protein, lượng protein dư thừa sẽ trở nên độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây chóng mặt, mệt mỏi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Một số loại thịt trắng như thịt gà và cá sẽ là sự lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được protein mà vẫn không gây hại chức năng gan.

Muối

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn và phát triển phôi. Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa. Vì vậy, cần giảm lượng muối trong bữa ăn của bạn.

Muối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người không nên dùng quá 6g muối/ngày, và nếu bạn dễ bị giữ nước thì chỉ nên dùng tối đa là 2,4g. Các loại thực phẩm như thịt cá đóng hộp, nước tương có chứa hàm lượng muối khá cao nên bạn cần tránh sử dụng chúng.

Củ gia vị

Gừng: gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

 

Gừng tỏi là 2 loại củ gia vị tốt cho cơ thể khỏe mạnh nhưng lại có thể hại gan

Tỏi: tỏi với người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt, vì chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhờ thuốc Đông y thế hệ 2

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lá gan, đặc biệt là các thói quen xấu: hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, … Khi còn trẻ, lá gan khỏe mạnh có thể hoạt động để thải độc tố, tuy nhiên càng lớn tuổi, sức hoạt động của gan càng có giới hạn, do vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ gan, sử dụng các loại sản phẩm giúp giải độc và tăng cường chức năng gan.

Thuốc Đông y thế hệ 2 là lựa chọn hàng đầu trong việc bảo vệ gan, các sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân viêm gan do nhiều nguyên nhân khác nhau và cho kết quả rất khả quan khi giảm các triệu chứng bệnh gan một cách vượt trội (so với thuốc so sánh).

 

Duy Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN //