7 dấu hiệu nhận biết suy nhược cơ thể và cách điều trị phù hợp

13-10-2023 14:41:57

Dấu hiệu suy nhược cơ thể thường khó phát hiện, chúng diễn tiến âm thầm trong một thời gian dài cho đến khi các triệu chứng rầm rộ ra bên ngoài thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Việc nhận biết sớm dấu hiệu là chìa khóa quan trọng để có được cách điều trị hiệu quả.

I - Các dấu hiệu của chứng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là hội chứng với những biểu hiện phức tạp rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng sức khỏe giảm sút, cơ thể suy kiệt khó phục hồi mới tá hỏa đi chữa trị. Lúc ấy việc điều trị rất khó khăn và tốn kém, nhiều người rơi vào vòng xoắn bệnh lý không thể nào thoát ra khỏi.

Vậy nên hãy chú ý quan sát và nhận biết xem cơ thể có đang có những biểu hiện suy nhược cơ thể dưới đây không nhé:

1. Sụt cân nhanh bất thường

Sụt cân bất thường là dấu hiệu suy nhược cơ thể điển hình cảnh báo sức khỏe đang ở mức nguy hiểm. Người bị suy nhược cơ thể rơi vào tình trạng chán ăn, sợ ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng và gia tăng tình trạng mệt mỏi.

Chứng chán ăn đi kèm với biểu hiện mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn cảm xúc, thiếu máu, da xanh xao… Sức khỏe toàn thân suy yếu, thể chất lẫn tinh thần suy giảm khiến trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột. Không khắc phục nhanh sẽ chuyển thành bệnh lý thực thể tim mạch, thần kinh, xương khớp… đe dọa sức khỏe.

2. Mệt mỏi, kiệt sức, dễ ngất xỉu

Vị giác thay đổi, ăn uống không ngon miệng, cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn là triệu chứng suy nhược cơ thể. Người bệnh ăn gì cũng ngán, nhìn gì cũng chán mặc dù đó là các món ăn họ rất yêu thích.

Khi cơ thể suy nhược hệ tiêu hóa và thần kinh cũng gặp nhiều vấn đề, tâm trạng căng thẳng, có những cảm xúc tiêu cực dẫn đến mệt mỏi, không muốn ăn. Cảm giác chán ăn diễn ra nhiều ngày khiến cơ thể sụt cân đột ngột và đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ngược lại ăn uống qua loa thất thường, không đủ dinh dưỡng khiến cơ thể đuối sức, kiệt quệ. Ăn ít thiếu chất không đáp ứng đủ năng lượng cho mọi hoạt động khiến người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung. Lâu dần dẫn đến suy nhược, sức lao động yếu đi trông thấy, làm một tí đã mệt nhọc.

3. Hay nhức đầu, khó ngủ

Chất lượng giấc ngủ suy giảm là dấu hiệu suy nhược cơ thể dễ nhận biết nhất. Giai đoạn này cơ thể mệt mỏi, khó vào giấc, đêm nằm ngủ trằn trọc hay gặp ác mộng, thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được. Giấc ngủ không chất lượng dẫn đến sáng hôm sau người như "đi mượn", không có đủ năng lượng để thực hiện các công việc, sinh hoạt thường ngày.

Hiện tượng mất ngủ có thể kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến sức khỏe suy sụp rất nhanh. Lúc này, não bộ không được nghỉ ngơi đủ sẽ sinh ra các phản ứng tiêu cực và dễ kích thích tâm lý của mọi người. Các hành vi tâm lý bị xáo trộn rất dễ dẫn đến chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

4. Khó nhớ hoặc khó tập trung về 1 vấn đề

Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, nhớ nhớ quên quên còn có tên gọi khác là hội chứng suy giảm nhận thức. Dấu hiệu suy nhược cơ thể này liên quan trực tiếp đến não bộ nên không có biện pháp khắc phục sẽ sa sút trí tuệ theo thời gian.

Nhanh quên hay trí nhớ bị giảm sút cũng là những triệu chứng suy nhược cơ thể dễ gặp. Khi thể trạng suy nhược, con người ta thường có trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, ăn ngủ kém. Biểu hiện bệnh kéo dài lâu ngày dẫn đến trí nhớ giảm sút, khả năng tập trung kém đi nhiều so với trước đây.

5. Tâm trạng bi quan, bối rối, dễ cáu gắt

Những người có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì tâm trạng thường diễn biến phức tạp. Họ rất dễ bị kích động, cáu gắt, nhạy cảm dễ bị phản ứng bởi các yếu tố ngoại cảnh, chán nản mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh.

Trạng thái tâm lý này kéo dài liên tục sẽ gây ra stress nặng, trầm cảm khiến mọi người khó tìm ra lối thoát. Khi tâm trạng trong trạng thái cực đoan sẽ khiến mọi người không làm chủ được hành động và suy nghĩ của mình.

6. Da xanh xao, đổ mồ hôi trộm

Khi có các triệu chứng suy nhược cơ thể thì hệ tiêu hóa hoạt động kém năng suất. Chức năng tiêu hóa bị rối loạn khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng bị giảm sút và gây hiện tượng rối loạn nội tiết tố. Người bệnh lúc này có da dẻ xanh xao nhợt nhạt, da khô lão hóa nhanh, da dẻ bong tróc, xỉn màu, tóc rụng nhiều hơn.

7. Đau yếu kéo dài trên 6 tháng

Người đau nhức, mệt mỏi là dấu hiệu suy nhược cơ thể không hiếm gặp nhất là khi lao động mạnh hoặc chơi thể thao. Khi cơn đau có xu hướng không thuyên giảm, người bệnh cũng không có bệnh lý nào mà mệt mỏi, đau nhức cứ kéo dài nhiều ngày.

Cơ thể suy nhược sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi dai dẳng, người không có sức sống. Đi kèm theo đó là trạng thái tâm lý bất ổn, căng thẳng cùng với việc mất ngủ thường xuyên, ăn uống kém càng làm nặng thêm tình trạng đau nhức, mệt mỏi.

Người bệnh sẽ có cảm giác thiếu sinh khí, toàn thân đau nhức âm ỉ, người nặng nề đi kèm cơn đau đầu, đau cơ, nhức xương khớp. Dù mức độ cơn đau nhẹ hay nặng hoặc diễn ra trong thời gian ngắn hay dài đều khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn.

8. Viêm họng, đau cơ nhưng không sưng đỏ

Đây là biểu hiện rõ ràng cho thấy hệ miễn dịch suy giảm, con người rất dễ mắc bệnh tật. Khi yếu tố gây bệnh bên ngoài tấn công vào, cơ thể tự vệ yếu không có đủ kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Dễ mắc bệnh chính là biểu hiện suy nhược cơ thể mà mọi người cần hết sức thận trọng.

Người bị suy nhược thường rất hay mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm như bị cảm cúm, ho sốt, viêm họng, ốm vặt liên miên khi thời tiết thay đổi. Khi mắc bệnh thể trạng hao mòn dần và quá trình trị bệnh diễn ra trong thời gian dài.

II - Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng suy nhược cơ thể

Trong cuộc sống hiện đại với áp lực từ công việc, gia đình thì hội chứng suy nhược cơ thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Các dấu hiệu suy nhược cơ thể xuất hiện ở phụ nữ sau sinh, người già, người làm việc quá sức, lao động trí óc căng thẳng, người sau phẫu thuật, mới ốm dậy…

Có rất nhiều nguyên nhân được chứng minh là khởi nguồn dẫn đến suy nhược song chủ yếu là do cơ địa.

Có người gặp phải các yếu tố bất lợi như ăn uống thất thường, ngủ ít, làm việc vất vả nhưng không bị suy nhược cơ thể. Trong khi người khác ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi khoa khọc, lao động hợp lý thì có triệu chứng của suy nhược cơ thể.

Điều này khẳng định, dù ở cùng một điều kiện bệnh lý, môi trường, lối sống sinh hoạt... thì cơ địa là nhân tố khẳng định bạn có suy nhược hay không. Do đó khi điều trị chứng suy nhược cơ thể người ta sẽ hướng đến thay đổi trạng thái cơ địa.

Ngoài ra suy nhược còn đến từ các nguyên nhân như sau:

  • Người mắc các bệnh mạn tính: Tim mạch, tiểu đường, huyết áp… khiến thể trạng dần yếu đi dẫn đến ăn ngủ kém, dinh dưỡng không được hấp thụ.
  • Cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt: Tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh xong, cơ thể bị mất máu, hao tổn sức lực nhiều, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ mệt mỏi, suy nhược.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn uống thất thường, thiếu ngủ trong một thời gian dài làm suy giảm trầm trọng hệ thống miễn dịch khiến người suy kiệt, mệt mỏi.
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức: Khi bị stress sẽ gây ức chế sản sinh các loại tế bào miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy yếu dần.

Các nguyên nhân cùng những yếu tố nguy cơ cao kể trên dẫn đến dấu hiệu suy nhược cơ thể. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh phòng tránh, chữa trị hiệu quả để hạn chế biến chứng xảy ra..

III - Cách cải thiện hội chứng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể âm thầm phá hủy sức khỏe, đảo lộn cuộc sống và ttác động đến các mối quan hệ xã hội. Nếu biết cách chúng ta chủ động cải thiện, phòng ngừa hiệu quả thông qua lối sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen luyện tập thể thao hằng ngày.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý chính là nền tảng tăng cường đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi thể lực cho cơ thể bị suy nhược.

Trước tiên cần kết hợp đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu như sau:

  • Nhóm tinh bột đường (Carbohydrate): bổ sung năng lượng lớn cho cơ thể, tinh bột khi dung nạp vào cơ thể sẽ biến đổi thành glucose - sức mạnh chủ yếu của não và cơ bắp. Tuy nhiên người suy nhược khi ăn tinh bột nên sử dụng vừa đủ để cân bằng dinh dưỡng và mang lại sức khỏe, vóc dáng đẹp.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: xuất hiện ở thịt đỏ, trứng, cá, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, ức gà, sữa chua, yến mạch, trứng, đậu đỗ, vừng lạc… Người suy nhược cần kết hợp protein có nguồn gốc động vật và thực vật để tăng cường năng lượng cho cơ thể.
  • Nhóm chất béo: Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nên ăn nhiều sữa, chế phẩm từ đậu nành, cá hồi, bơ, dầu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: Là lớp phòng hộ sức khỏe, sức đề kháng, làn da... và các cơ quan khác trên cơ thể. Người có dấu hiệu suy nhược cơ thể nên bổ sung nhiều các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm và loại trái cây giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh…), vitamin B (bánh mì, khoai tây, chuối, các loại đậu, các loại hạt, trứng, ngũ cốc và bột yến mạch), vitamin D3: (trứng gà, cá hồi, dầu gan cá, sữa…).

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Đôi khi không cần dùng quá nhiều thuốc bổ cũng giúp cơ thể người suy nhược khỏe mạnh từ những thói quen trong lối sống, sinh hoạt.

  • Ăn uống điều độ, khoa học, bữa sáng là quan trọng nhất nên cần chú trọng.
  • Cơ thể thiếu nước có thể gây đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung… Uống đủ nước để thanh lọc, đào thải độc tố cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi ngày cần uống từ 2 - 2,5 lít nước/ngày và hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có ga.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm đúng giờ, không nên thức quá khuya gây suy giảm miễn dịch, sức khỏe sẽ ngày càng giảm sút. Người có dấu hiệu suy nhược cơ thể cần ngủ đủ giấc để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa yếu tố gây bệnh. Người lớn đảm bảo thời gian ngủ từ 7 tiếng/đêm trở lên còn đối tượng thanh niên thì khoảng 8 –10 giờ.
  • Hằng ngày vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng nhằm ổn định tuần hoàn máu, khí huyết lưu thông. Nên chọn những bài tập phù hợp với thể lực như thiền, yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe…

3. Quản lý cảm xúc, tâm trạng

Stress, căng thẳng làm ức chế phản ứng miễn dịch gây ra các dấu hiệu suy nhược cơ thể đặc trưng. Vì vậy chúng ta cần học cách điều tiết cảm xúc, giữ tâm thái bình thản, sống vui vẻ hạnh phúc là chìa khóa cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Các bạn có thể hạn chế những áp lực trong cuộc sống bằng cách ngồi thiền, tập yoga, đi du lịch, xem phim, nghe nhạc… đều là những mẹo hữu ích cho sức khỏe tinh thần.

4. Uống thuốc chữa trị suy nhược cơ thể

Cơ thể suy nhược trầm trọng khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, dường như không còn năng lượng để thực hiện các hoạt động sống thường ngày. Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt thì việc dùng thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị, hỗ trợ nâng cao thể trạng.

4.1. Thuốc Tây y

Khi nhận thấy có những dấu hiệu của suy nhược cơ thể người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể kê đơn một số các loại thuốc giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng suy nhược cơ thể.

Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc đau đầu giúp người bệnh có tâm trạng tốt hơn, đỡ lo âu, giảm nhanh đau đầu, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc đau đầu giúp người suy nhược có tâm trạng tốt hơn, đỡ lo âu, giảm nhanh đau đầu, ngủ ngon và sâu giấc hơn, lysine, thuốc bổ, thuốc tăng cân, các loại vitamin đậm đặc, lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Các thuốc bổ máu, các loại vitamin tổng hợp được bào chế ở các dạng khác nhau như viên sủi, viên uống, siro… tiện lợi, dễ dùng giúp cải thiện việc ăn uống thất thường thiếu dinh dưỡng…

Đối với những người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường… cần được kê các loại thuốc để điều trị dứt điểm bệnh tật. Khi khỏi bệnh các cơ quan nội tạng được phục hồi, ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt, giấc ngủ ngon trở lại thì sức khỏe sẽ tốt lên, miễn dịch tăng cao đẩy lùi nhanh suy nhược.

Thuốc tây có kết quả quả điều trị các dấu hiệu suy nhược cơ thể nhanh nhưng khó bền vững. Chúng cùng không tốt đối tượng cao tuổi, người mắc bệnh nền, phụ nữ sau sinh, người thể trạng yếu… Lạm dụng gây nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc khiến người bệnh dễ rơi vào vòng xoắn bệnh lý, khó khỏi dứt điểm.

Bên cạnh đó việc dùng quá liều thuốc bổ hay các loại vitamin và khoáng chất gây lắng đọng, dư thừa dẫn đến các bệnh về sỏi thận, sỏi tiết niệu, gan mật… Người cao tuổi kém hấp thu cần đặc biệt chú ý.

4.2. Thuốc Đông y

Điều trị suy nhược bằng Đông y an toàn, hiệu quả cao, chú trọng chữa trị cả “gốc lẫn ngọn” nên được nhiều người lựa chọn.

Theo đánh giá, hội chứng suy nhược cơ thể, nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa. Đối với những người cơ địa khỏe mạnh sẽ hạn chế được nguy cơ bị suy nhược và nếu có mắc thì bệnh cũng nhẹ. Ngược lại đối với người có cơ địa yếu sẽ dễ bị suy nhược hơn và khi bị thì tình trạng sẽ diễn biến phức tạp hơn. Theo đó để điều trị, Đông y củng cố, giải quyết phần “gốc” bằng cách thay đổi cơ địa, bổ dưỡng các tạng phủ bên trong cơ thể.

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có kết quả ưu việt với cơ chế tác động toàn diện giúp tái lập cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết, ôn trung, kiện tỳ, hoà vị, bổ can âm, ôn bổ thận dương, thận âm, dưỡng âm, an thần từ từ thay đổi cơ địa vừa điều trị suy nhược cơ thể vừa ngăn ngừa hiệu quả được bệnh tái phát.

Đồng thời chữa trị hiệu quả phần “ngọn” tức làm thuyên giảm các triệu chứng suy nhược cơ thể như chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường…

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 phù hợp với những người suy nhược cơ thể, ăn uống ngủ nghỉ kém, thể trạng yếu nhiều bệnh tật, phụ nữ sau sinh, suy giảm sức đề kháng…

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể cần nhận biết sớm để thăm khám và tìm được đúng giải pháp phù hợp. Người bệnh nhận thấy các biểu hiện suy nhược cơ thể không nên chủ quan để tránh bệnh chuyển biến nặng. Đừng quên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh thuyên giảm và giúp cơ thể duy trì trạng thái tâm lý ổn định.

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //