10 "Bí kíp" giảm đau bụng kinh hiệu quả ngày "đèn đỏ"
Đối với nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, thời kỳ kinh nguyệt còn có thể khiến phụ nữ phải trải qua những cơn đau quằn quại.
Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 10 bí kíp giảm đau bụng kinh hiệu quả ngày “đèn đỏ”.
1. Đau bụng Kinh nguyên nhân do đâu
Trong 1 chu kỳ nếu trứng rụng mà không được thụ tinh cùng tinh trùng sẽ khiến các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và đào thải ra bên ngoài cơ thể gọi là kinh nguyệt. Quá trình này diễn ra khi các hormone sinh dục nữ thay đổi nên sẽ làm ảnh hưởng đến một số cơ quan như âm đạo, buồng trứng, tử cung, hệ thống thần kinh nội tạng. Đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng.
Theo quan niệm của Đông Y, đến 90% các cơn đau bụng trong kỳ dữ dội xuất phát từ việc khí huyết, do huyết ứ (máu không lưu thông), huyết hư (thiếu máu), khí hư (khí yếu), âm dương trong cơ thể không được điều hòa dẫn đến huyết kinh ứ trệ gây nên bệnh.
Phân loại đau bụng kinh theo Đông y:
- Thể huyết nhiệt: gồm các triệu chứng như đau bụng đầu kỳ kinh, đau lan ra hai bên bụng dưới, lượng máu kinh nhiều, màu đỏ tím, đặc, môi khô, miệng môi đỏ, ngủ ít, táo bón, tiểu vàng, mạch hoạt sác,…Điều trị tập trung vào việc thanh nhiệt, lương huyết sau đó hành khí và hoạt huyết.
- Thể khí trệ: triệu chứng gồm kinh ít, không thông, bụng dưới đau chướng, ngực sườn đầy tức, chu kỳ không đều, mạch huyền, lợm giọng,…Điều trị tập trung vào hành khí và điều kinh.
- Thể huyết ứ: đau trước hoặc khi mới có kinh, đau bụng dưới, ra huyết cục, màu đen. Nếu huyết ứ nhiều khiến da tím tái, miệng khô, da khô, lưỡi đỏ có điểm tím, không muốn uống nước. Việc điều trị tập trung vào việc hoạt huyết ứ và điều kinh.
- Thể cảm hàn: người bệnh đang trong kỳ kinh nhưng bị cảm mạo, cảm lạnh, phong hàn gây đau bụng dữ dội. Triệu chứng gồm: nhức đầu, mỏi lưng, sợ lạnh, khi có kinh đau vùng hạ vị, lượng kinh ít, máu đỏ sẫm có cục, khi chườm nóng thì đỡ đau. Việc điều trị tập trung vào ôn kinh tán hàn.
- Thể hư hàn: Gồm đau bụng liên miên, toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, lưng mỏi, mạch tế trì, máu kinh loãng, đen. Việc điều trị tập trung vào ôn kinh bổ hư.
- Thể khí huyết hư: đau bụng liên miên sau khi hành kinh, thích xoa bóp, màu kinh nhạt, mặt xanh trắng, môi nhợt, thân thể gầy yếu, mất ngủ, hoa mắt, táo bón, chóng mặt,…Việc điều trị tập trung vào bổ khí huyết chỉ thống.
- Thể can thận hư: bụng dưới đau khi hành kinh, mỏi eo, 2 bên sườn chướng căng, máu kinh nhạt, mệt mỏi,…mạch trầm nhược. Điều trị tập trung vào bổ can huyết, bổ thận.
10% còn lại có thể đến từ các bệnh lý liên quan khác như:
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là hiện tượng các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.
- U xơ tử cung: Đây là tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.
- Viêm vùng chậu: bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
- Hẹp tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.
2. 10 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.
2.1. Xoa bóp vùng bụng
Xoa bóp bụng là cách giảm đau bụng kinh được thực hiện khá phổ biến. Có thể sử dụng các tinh dầu có tính ấm như quế, khuynh diệp, bạch đàn kết hợp với động tác massage để tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ trơn tử cung và làm giảm mức độ của cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt để giảm đau. Chú ý khi bấm huyệt, sử dụng ngón tay cái day ấn vào từng huyệt vị trong khoảng 30 giây. Khi day ấn, nên sử dụng lực nhẹ rồi tăng dần lên đến khi có giác căng tức là được.
2.2. Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp giảm đau nhiều người sử dụng khi đến kì “đèn đỏ”. Hình thức là lấy những túi nước ấm chườm lên vùng thắt lưng và bụng dưới có thể cải thiện đau bụng kinh và đau nhức cột sống. Nhiệt độ ấm từ túi chườm giúp thư giãn cơ trơn của tử cung, nới giãn không gian của cột sống và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài ra trước khi ngủ, bạn nên tắm nước ấm để điều hòa hoạt động co bóp của tử cung, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và giúp ngủ sâu giấc hơn.
2.3. Uống nhiều nước ấm
Thiếu nước có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng trong những ngày hành kinh. Uống nước ấm thường xuyên để cung cấp chất lỏng cho cơ thể. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn tử cung, từ đó làm giảm mức độ và tần suất của cơn đau.
2.4. Luyện tập những bài thể thao nhẹ nhàng
Trong kỳ “đèn đỏ”, đa số các chị em đều có quan niệm ngại vận động, một phần vì cơ thể trong thời gian này có nhiều dấu hiệu của sự mệt mỏi do nội tiết thay đổi, một phần lo ngại vận động sẽ ảnh hưởng đến lượng máu điều tiết ra bên ngoài.
Tuy nhiên theo các bác sĩ Sản phụ khoa, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể thúc đẩy bài tiết máu kinh, giảm hoạt động co bóp của tử cung và kích thích não bộ giải phóng endorphin. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện cơn đau bụng kinh bằng cách đi bộ, ngồi thiền, tập yoga hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng.
2.5. Uống trà gừng ấm
Theo các chuyên gia, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong Gừng có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây viêm ở niêm mạc tử cung. Với tác dụng này, uống trà gừng có thể giảm nhanh cơn đau bụng kinh, đau thắt lưng và nhức mỏi cơ thể.
Uống trà gừng ấm vào những ngày “đèn đỏ” không chỉ làm giảm cơn đau mà còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như chán ăn, buồn nôn và khó chịu.
2.6. Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Trong thời gian hành kinh, bạn nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Làm việc quá sức và căng thẳng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn kể.
2.7. Có chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến những cơn đau kỳ kinh nguyệt. Theo thống kê từ 1500 phụ nữ thì mức độ của cơn đau bụng kinh thường có sự khác biệt ở mỗi lần hành kinh. Ngoài yếu tố cơ địa, các triệu chứng phát sinh trong những ngày “đèn đỏ” còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để giảm thiểu tối đa các cơn đau trong thời kỳ nhạy cảm này.
2.8. Sử dụng miếng dán nóng giảm đau bụng kinh
Ngoài biện pháp chườm ấm, bạn có thể sử dụng một miếng dán giữ ấm để giảm cơn đau bụng kinh ngay tại nhà. Chị em có thể tìm thấy các sản phẩm miếng dán tại các hiệu thuốc và sử dụng rất tiện lợi, an toàn.
Bên cạnh, các miếng dán nóng này còn có tác dụng giảm đau nhức vùng lưng và xương chậu trong những ngày “đèn đỏ”.
2.9. Sử dụng sữa nghệ ấm
Sử dụng sữa nghệ ấm ngay tại thời điểm máu kinh mới xuất hiện có thể giảm tình trạng máu kinh vón thành cục, máu kinh ra nhiều hoặc không kiểm soát được lượng máu kinh.
Ngoài ra hoạt chất Curcumin trong nghệ còn giúp điều hòa hoạt động của tử cung, ức chế viêm và giảm căng thẳng thần kinh.
10. Giảm đau bụng kinh tức thì bằng cách dùng thuốc
Trong những trường hợp đau bụng kinh có mức độ nặng nề, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay các loại thuốc được dùng để giảm cơn đau bụng kinh nguyên phát thường là Paracetamol, Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen.
Tuy nhiên, Thuốc Tây kháng viêm, giảm đau nhưng không điều trị nguyên nhân chính máu lưu thông kém, huyết ứ vùng tử cung nên hiệu quả rất hạn chế, uống thuốc rồi mà nhiều trường hợp vẫn đau không chịu nổi phải nghỉ việc.
Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì vậy các chị em có thể tìm hiểu và tham khảo dùng sản phẩmĐông y giúptăng cường mạnh mẽ lưu thông máu, làm tan huyết ứ, huyết hư, giúp máu dễ thoát ra ngoài, ngăn chặn tử cung co thắt gây đau.