Xóa tan triệu chứng sổ mũi ở trẻ
Trẻ em rất dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với những yếu tố gây hại. Sổ mũi nếu không điều trị dễ gây viêm đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần tìm cách điều trị sổ mũi ở trẻ ngay khi mới có dấu hiệu.
1. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ
Trẻ khóc
Khi khóc, nước mắt từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi, nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây khiến trẻ bị chảy nước mũi. Lúc này, nước mũi thường trong và loãng.
Do dị ứng
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật… cơ thể bé phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch nhày tại mũi để rửa trôi những tác nhân dị ứng. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần đưa trẻ đi khám.
Do cảm lạnh
Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh cảm lạnh. Khi các loại virus này xâm nhập vào mũi và xoang của bé, mũi bắt đầu tăng cường tiết ra nhiều dịch trong nhằm rửa trôi những tác nhân gây hại. Sau khoảng 2 – 3 ngày, sau khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để tiêu diệt những tác nhân đó, màu dịch mũi chuyển từ trắng trong sang trắng đục hoặc vàng. Lúc này, hệ vi khuẩn vốn có sẵn tại mũi tái phát triển trở lại làm đổi màu dịch mũi sang vàng xanh. Các mẹ thường nhầm lẫn diễn biến sinh lý này là biểu hiện của tình trạng viêm nên thường dẫn tới việc sử dụng kháng sinh không cần thiết.
Sổ mũi ở trẻ thường do cảm lạnh
Do cảm cúm
Các virus gây cảm cúm chủ yếu là virus cúm A, B, C với những triệu chứng kèm theo bao gồm: mệt mỏi, ít chơi, chán ăn, sốt cao, ho,...
Do thời tiết lạnh
Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong phòng điều hòa, trẻ có thể bị sổ mũi.
Do viêm mũi
Khi trẻ bị chảy nước mũi không kèm theo dấu hiệu sốt, cảm hoặc không phải là thời điểm bé khóc cha mẹ nên đưa bé đi khám. Với trường hợp viêm mũi nhẹ, có thể chỉ cần áp dụng các biện pháp vệ sinh mũi và điều trị triệu chứng. Trường hợp trẻ viêm mũi nặng, cần sử dụng kháng sinh để điều trị, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
2. Điều trị sổ mũi cho trẻ tại nhà
* Một số mẹo giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sổ mũi
- Cho trẻ nằm gối cao hoặc nâng cao đầu giường khi trẻ ngủ
- Trẻ lớn có thể uống thêm nước hoặc chất lỏng mỗi ngày. Nhưng lưu ý những đồ uống này nên là thức uống không đường.
- Sử dụng máy phun sương mát trong phòng, tuy nhiên cần tránh để phòng quá ẩm. Nên vệ sinh máy hằng ngày tránh nhiễm khuẩn.
- Áp dụng biện pháp xông hơi cho trẻ, đặc biệt trước khi trẻ đi ngủ.
Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ
* Vệ sinh mũi có thể giúp loại bỏ dịch mũi của trẻ
- Bạn có thể mua chai dung dịch xịt mũi tại hiệu thuốc hoặc tự làm tại nhà. Cách làm dung dịch vệ sinh mũi tại nhà: 1 cốc nước ấm (240ml), ½ thìa cafe muối (3g) và 1 chút bột soda (NaHCO3). Sử dụng chai xịt mũi đảm bảo về độ tinh khiết và hàm lượng muối phù hợp.
- Xịt mũi 3 – 4 lần trong ngày
Xịt mũi bằng nước muối sinh lý hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sổ mũi ở trẻ
* Nếu trẻ bị sổ mũi do dị ứng
- Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thuốc xịt mũi giúp giảm nhanh triệu chứng sổ mũi. Lưu ý không dùng kéo dài (quá 7 ngày) tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tránh tối đa khả năng trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: đóng cửa sổ, đeo khẩu trang cho trẻ, vệ sinh nhà thường xuyên, xịt vệ sinh mũi hằng ngày, ngay cả khi trẻ không có triệu chứng sổ mũi.
* Một số biện pháp dân gian điều trị sổ mũi
- Cháo hành, tía tô: Với trẻ nhỏ, rau cần được xay nhuyễn để trẻ dễ nuốt.
Cháo hành tía tố giúp giảm sổ mũi và các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ
- Tắm nước gừng ấm: Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm vào lưng, ngực và lòng bàn chân bé, massage vài phút.
- Ngâm chân nước gừng: Dùng nước gừng ấm đã đun với muối để ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm vừa massage 2 lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Nên kiên trì làm trong 3 ngày trẻ sẽ đỡ hẳn ho và giảm ngay tình trạng sổ mũi ở trẻ.
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – sản xuất theo công thức chuyển giao của Mỹ Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 (giờ hành chính) |