Viêm khớp ngón tay gây đau nhức: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp ngón tay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau khớp ngón tay, viêm khớp có nhiều dạng bệnh và có thể tấn công đến các khớp ngón tay. Vì vậy, người bệnh cần nắm chắc về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này để hạn chế bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến việc cử động các khớp ngón tay.
I - Các kiểu viêm khớp ảnh hưởng tới ngón tay phổ biến
Dưới đây là một dạng viêm khớp gây ra sự ảnh hưởng tới ngón tay, làm đau khớp ngón tay mà người bệnh cần biết:
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những dạng viêm khớp cực kỳ phổ biến, có thể tác động đến ngón tay và gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Thoái hóa khớp khiến cho sụn khớp ngón tay bị mài mòn và tổn thương. Các vị trí ở ngón tay thường bị ảnh hưởng là: các khớp đốt ngón tay giữa, khớp ở gốc ngón tay cái hoặc khố ở gần đầu ngón tay.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tự miễn dịch, có thể tác động đến toàn bộ cơ thể. Trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp, tế bào miễn dịch nhận diện nhầm đối tượng mục tiêu, chúng tấn công nhầm vào các mô quanh khớp. Và một trong những khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các khớp ở đốt ngón tay, gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay.
3. Viêm khớp do bệnh Gout
Người mắc bệnh Gout có thể mắc biến chứng viêm khớp, bệnh thường có đặc điểm lắng đọng các tinh thể urat trong các khớp, trong đó có khớp ngón tay và gây ra viêm khớp. Nếu không được can thiệp kịp thời, biến chứng này có thể để lại hậu quả nặng nề làm cho khớp ngón tay sưng đau, cơn đau tiến triển dữ dội và có thể làm biến dạng khớp ngón tay.
II - Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp ngón tay
1. Đau nhức
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, viêm khớp thường gây ra các cơn đau ở mức độ nhẹ, triệu chứng này có thể đến rồi đi. Cảm giác đau thường tăng dần lên khi bạn cử động tay, hoặc làm việc nhiều.
Khi viêm khớp bước sang giai đoạn tiến triển, các sụn khớp sẽ mài mòn dần đi và dẫn đến tình trạng các đầu xương va chạm nhiều với nhau. Và lúc này, kể cả khi bạn không cử động ngón tay thì vẫn cảm thấy đau nhức ở bàn tay.
Nếu không được can thiệp kịp thời, cơn đau có thể dần trở nên nghiêm trọng, lan rộng ra nhiều vị trí khác của bàn tay và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt của bạn (khiến bạn thấy khó ngủ, khó chịu).
2. Viêm, sưng
Một trong những biểu hiện điển hình của những người viêm khớp ngón tay đó chính là xuất hiện tình trạng sưng, viêm ở các khớp ngón tay.
Điều này khi khớp bị tổn thương, hoặc bị viêm sẽ kích thích các mô xung quanh khớp sưng tấy lên và làm cho ngón tay sưng lên hơn hẳn so với bình thường. Tình trạng sưng viêm có thể diễn biến nặng nề, lan rộng ra toàn bộ các khớp bàn tay hoặc vùng mô cơ ở bàn tay.
3. Khớp ngón tay trở nên nóng hơn
Khi sờ vào các khớp ngón tay đang bị viêm đau, chúng ta có thể cảm nhận được tình trạng nóng ở các khớp này. Lý do là phản ứng viêm làm kích hoạt các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch đến khu vực khớp bị tổn thương để tiêu diệt tác nhân gây sưng viêm, làm tăng lưu lượng máu tới ổ viêm và gây nóng ở khu vực khớp ngón tay.
4. Cứng khớp
Khớp cứng, không thể cử động dễ dàng là dấu hiệu thường gặp ở những người đau khớp ngón tay do viêm khớp. Triệu chứng cứng khớp thường diễn ra nhiều vào buổi sáng, khi vừa mới thức dậy hoặc sau một ngày dài vận động.
Người bệnh cảm thấy rất khó cử động các ngón tay, khó cầm nắm khiến cho đồ vật dễ bị rơi vỡ. Hoặc làm việc không chính xác, làm giảm hiệu suất lao động hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh khi thực hiện sai động tác ở vùng bàn tay.
5. Tê và ngứa
Ngứa ran và tê ở vùng bàn tay, đặc biệt là các ngón tay là một trong những biểu hiện thường thấy ở những người viêm khớp ngón tay.
Viêm khớp có thể khiến cho biến dạng sụn khớp làm chèn ép dây thần kinh liên kết đến sụn khớp ngón tay. Điều này làm cho não bộ không nhận được đầy đủ thông tin do dây thần kinh ở ngón tay gửi về, từ đó gây ra cảm giác tê ngứa, châm chích ở ngón tay.
6. Ngón tay trở nên yếu hơn
Viêm khớp có thể làm tổn thương thần kinh ở ngón tay, làm cho vùng cơ ngón tay không có sức mạnh như bình thường. Và điều này làm cho ngón tay trở nên yếu hơn, không cầm nắm hoặc bê vác được vật nặng.
7. Tiếng lạo xạo, lục cục
Sự tổn thương khớp ngón tay có thể làm cho ngón tay phát ra tiếng kêu “lạo xạo” hoặc “lục cục”. Điều này được lý giải là do liên kết sụn khớp ở những người viêm khớp thường bị lỏng lẻo khiến cho việc cử động không còn được linh hoạt. Điều này khiến cho khớp phát ra tiếng kêu khác lạ khi cử động.
III - Nguyên nhân của chứng viêm khớp ngón tay
1. Chấn thương
Chấn thương ở khớp ngón tay (do tập luyện quá mức, lao động…) có thể gây ra tình trạng tổn thương, trật khớp hoặc sưng viêm các khớp. Trong trường hợp chấn thương, người bệnh cần được xử lý hoặc cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp gãy xương làm ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng hoặc hoặc hoạt động của khớp ngón tay.
2. Thoái hóa khớp
Thoái hóa các khớp ngón tay là quy luật tất yếu của con người khi về già. Và điều này làm biến đổi hình dạng sụn khớp, làm cho khớp suy yếu và làm tăng nguy cơ viêm khớp. Người bệnh thoái hóa khớp thường bị đau các khớp, hạn chế sự cử động các khớp, nhiều trường hợp còn bị hoại tử khớp.
3. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay, dẫn đến đau khớp. Hội chứng này thường có đặc trưng đó là dây thần kinh ở ngón tay hoặc cổ tay bị chèn ép và tổn thương. Và tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ tại các ngón tay, làm tăng nguy cơ cho nhiều loại vi khuẩn tấn công khớp và gây ra viêm khớp ngón tay.
4. Nang bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là túi đựng dịch lỏng có tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn cho sụn khớp, vị trí của bao hoạt dịch là nằm bên trong bao khớp. Nang bao hoạt dịch, tên gọi khác là u bao hoạt dịch, đây là bệnh lành tính và không tiến triển thành ung thư. Nang bao hoạt dịch thường xuất hiện ở khớp ngón tay, làm cho người bệnh đau nhức và giảm khả năng cử động.
5. Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới, đây là hội chứng viêm bao gân duỗi ngón tay. Các gân này được bao bọc bởi bao hoạt dịch, làm viêm bao hoạt dịch và dẫn đến viêm khớp. Tình trạng viêm khớp có thể làm cho khớp sưng đau, nóng đỏ tấy và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
6. Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn hoặc các mầm bệnh có thể theo dòng máu và trú ngụ tại các khớp ngón tay, chúng tấn công và kích thích cơ thể tạo ra phản ứng viêm khớp. Tình trạng viêm này rất dễ tái phát và lan rộng tại nhiều vị trí của bàn tay, gây đau nhức khớp dữ dội nên cần sự chăm sóc đặc biệt.
7. Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe của các khớp, làm suy yếu khớp và gây viêm khớp. Theo các chuyên gia, nếu chế độ ăn thiếu vitamin C có thể làm suy giảm sức đề kháng của khớp, làm giảm khả năng bảo vệ của khớp trước các tác nhân bên ngoài và gây ra viêm khớp. Ngoài ra, một số thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cũng gây ra viêm khớp, chẳng hạn như: ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều đồ dầu mỡ, không đủ chất xơ…
8. Do hoạt động ngón tay quá mức
Những người phải làm việc hoạt động ngón tay nhiều quá mức thường cũng dễ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp ngón tay. Ví dụ như: thợ may, người bốc vác vật nặng, dân văn phòng làm việc máy tính nhiều…
IV - Viêm đau khớp ngón tay phải điều trị thế nào?
Nếu bạn đang đi tìm giải pháp chữa đau nhức khớp ngón tay thì hãy tìm hiểu ngay phần bên dưới, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn nhiều biện pháp điều trị khoa học mang lại nhiều hiệu quả và an toàn.
1. Sử dụng thuốc
Đau khớp ngón tay có thể được cải thiện nhờ có các loại thuốc Tây, một số loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn đó là:
- Thuốc uống: Thuốc giảm đau dạng viên, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ.
- Thuốc tiêm: Nếu người dùng đã dùng đường uống không thấy hiệu quả, thì bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc dạng tiêm để đem lại tác dụng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Thuốc tiêm được dùng phổ biến là steroid, hyaluronan…
Tuy nhiên, hiệu quả mà thuốc Tây mang lại chỉ là tạm thời và không khắc phục được nguyên nhân của tình trạng viêm khớp gây đau khớp ngón tay. Không những vậy, thuốc Tây thường có nhiều tác dụng phụ, nếu sử dụng lâu dài không tốt cho hoạt động của gan thận và các cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa và đào thải thuốc.
Hiện nay, Đông Y được đánh giá là “bến đỗ” lâu dài và bền vững, đặc biệt an toàn cho các bệnh nhân viêm khớp gây đau khớp ngón tay.
Theo quan điểm của Đông Y, cơ địa mới chính là yếu tố quyết định xem một người có bị mắc viêm khớp hay không. Nếu một người có cơ địa suy yếu thì khớp ngón tay dễ bị tổn thương, dễ bị tấn công bởi yếu tố từ bên ngoài.
Tuy nhiên, cơ địa không phải là thứ bất biến, chúng ta hoàn toàn có thể tác động để nâng đỡ và làm cho cơ địa trở nên khỏe mạnh hơn và khắc phục được tình trạng viêm khớp ngón tay.
Và do đó, đây chính là phương pháp chủ đạo trong điều trị viêm đau khớp ngón tay. Tuy nhiên, các sản phẩm Đông Y truyền thống không làm được như vậy, không mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm khớp. Thậm chí nhiều sản phẩm Đông Y hiện nay biến tướng rất nhiều, trà trộn nhiều loại Tân Dược gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Chỉ có Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới đi đúng hướng nguyên tắc cốt lõi của Đông Y trong điều trị viêm đau khớp ngón tay. Sản phẩm này không những làm thay đổi cơ địa người bệnh, mang lại hiệu quả cao trong khắc phục viêm đau khớp ngón tay mà còn ngăn bệnh tái phát trong thời gian đến vài năm.
Đặc biệt, 100% thành phần của sản phẩm đều có nguồn gốc từ thảo dược, là thảo dược sạch được trồng trọt và thu hái theo đúng tiêu chuẩn an toàn GACP-WHO.
Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia, là sản phẩm hàng đầu trên thị trường về chất lượng và an toàn.
2. Chườm ấm, lạnh
Chườm ấm hoặc chườm lạnh là biện pháp đơn giản giúp khắc phục các cơn đau khớp. Tuy nhiên tùy từng vào trường hợp mà người bệnh có thể lựa chọn chườm ấm hoặc chườm lạnh. Cụ thể như sau:
- Chườm ấm: Áp dụng trong các trường hợp đau cứng khớp, tình trạng đau kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần (trên 3 tháng).
- Chườm lạnh: Được dùng trong trường hợp viêm sưng tấy đỏ, cơn đau cấp tính. Phương pháp này có thể cải thiện triệu chứng chỉ sau 2 ngày.
3. Dùng nẹp cố định
Dùng nẹp cố định được sử dụng trong các biến dạng khớp, tổn thương khớp dẫn đến trật khớp. Bác sĩ sẽ dùng nẹp dài để cố định ngón tay đang bị viêm đau khớp, giúp ngón tay có thời gian được nghỉ ngơi và giảm tình trạng đau nhức. Người bệnh có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc là ban ngày, tuy nhiên cần tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc công việc.
4. Luyện các bài tập hỗ trợ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo rằng người bệnh đau khớp ngón tay không nên thực hiện các bài tập có thể gây căng thẳng cho cơ vùng khớp ngón tay, đặc biệt là các chuyển động lặp đi lặp lại, chuyển động làm xoắn các khớp ngón tay.
Dưới đây là một số bài tập an toàn cho người bị viêm đau khớp ngón tay như sau:
- Nắm tay: Trước tiên, bạn duỗi thẳng bàn tay, sau đó từ từ thay đổi tư thế của các ngón tay chuyển về dạng khum co lại tạo thành nắm đấm. Giữ nguyên tư thế này trong vài giây, sau đó duỗi tay rồi lại nắm tay lại. Chú ý không nắm quá chặt, vì có thể làm tổn thương khớp ngón tay.
- Uốn cong ngón tay: Bạn có thể uốn cong ngón tay đang bị viêm khớp, đau khớp. Ngoài tác dụng làm giảm đau, tăng cường sức mạnh cho cơ khớp ngón tay thì việc uốn cong ngón tay còn giúp làm giảm cứng khớp. Cách thực hiện bài tập này khá đơn giản, bạn chỉ cần uốn cong ngón tay hướng vào trong lòng bàn tay.
- Bóp quả bóng: Biện pháp này giúp làm giảm tê cứng khớp ngón tay, giúp cho khớp cử động linh hoạt hơn. Bạn có thể dùng một quả bóng và bóp nhẹ.
- Nâng ngón tay: Bài tập này có thể làm tăng sự linh hoạt cho khớp ngón tay, giảm đau khớp và giúp cho khớp ngón tay trở nên khỏe mạnh hơn. Đầu tiên, bạn hãy xòe nhẹ các ngón tay trên bề mặt phẳng, tiếp theo đó lần lượt nâng các ngón tay lên. Sau đó, nhẹ nhàng hạ từng ngón tay xuống bề mặt. Lặp lại động tác này với các ngón tay.
5. Dùng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian có thể giúp làm giảm triệu chứng đau khớp ngón tay, giúp bảo vệ sụn khớp và làm chậm thoái hóa khớp ngón tay. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian để chữa đau khớp ngón tay như sau:
Ngải cứu rang muối: Dược liệu này có tác dụng giảm đau nhức khớp ngón tay, gây tê tự nhiên và chống viêm. Và với lý do này nên ngải cứu được dùng phổ biến cho người bị đau nhức khớp xương.
Cách rang ngải cứu với muối như sau:
- Rửa sạch một nắm ngải cứu, cho ngải cứu vào chảo và rang với muối.
- Tiếp theo, hãy cho ngải cứu và muối vào một miếng vải mềm, để hỗn hợp nguội bớt.
- Sau đó đắp khăn lên vùng khớp ngón tay bị tổn thương, buộc khăn mềm vào ngón tay bị thương.
Có thể áp dụng thường xuyên biện pháp này để giảm tình trạng đau khớp ngón tay.
Nước sắc rễ cây trinh nữ: Theo Quan điểm của Đông Y, cây trinh nữ có tính hàn, vị ngọt có tác dụng kháng viêm và làm giảm đau. Dân gian hay sử dụng loại cây này để giảm đau nhức khớp tay, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Cách sử dụng rễ cây trinh nữ như sau:
- Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch rễ cây trinh nữ, cắt thành từng miếng mỏng, đem đi tẩm rượu và sao cho đến khi vàng thơm.
- Cho rễ cây trinh nữ vào ấm đun, thêm tiếp khoảng 800-900ml nước vào ấm đun. Sau đó đun cho tới hỗn hợp sôi còn khoảng 200ml.
- Tắt bếp, đổ nước sắc ra bát và uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần.
Nước sắc lá lốt: Đây là loại thảo dược kinh điển giúp làm dịu cơn đau khớp, giúp khớp cử động linh hoạt hơn. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng lá lốt làm giảm đau khớp ngón tay như sau:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá lốt, đem lá lốt rửa sạch, phơi khô.
- Cho lá lốt vào ấm, thêm khoảng khoảng 500ml nước vào ấm và đun trong khoảng 30 phút. Chắt lấy phần nước, và uống sau bữa ăn tối.
Cần kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng thì sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi tích cực ở khớp ngón tay.
6. Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp chữa viêm đau khớp ngón tay cuối cùng được lựa chọn, khi mà các biện pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Hoặc tình trạng bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng, nặng nề có thể khiến cho ngón tay mất đi khả năng vận động.
Một số hình thức phẫu thuật có thể được bác sĩ áp dụng cho người bệnh đau khớp ngón tay là:
- Phẫu thuật cố định khớp: Biện pháp này có thể giúp cho xương và khớp được nối liền với nhau, từ đó giúp giảm tình trạng đau khớp, tăng khả năng chịu đựng trọng lượng cho khớp.
- Phẫu thuật mở khớp xương: Dạng phẫu thuật có giúp chỉnh hình dạng khớp, tái định vị lại xương trong khớp.
- Phẫu thuật thay khớp: Nếu tình trạng viêm làm tổn thương nghiêm trọng đến khớp ngón tay, bác sĩ có thể tiến hành thay thế khớp để tránh biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
- Cắt bỏ khớp: Đây là biện pháp mà không ai mong muốn, trong trường hợp viêm đau khớp ngón tay có thể lan rộng và gây nhiễm trùng toàn thân, bác sĩ có thể buộc phải cắt bỏ khớp để loại bỏ ổ viêm.
V - Những lưu ý để hạn chế, phòng tránh viêm đau khớp ngón tay
Để phòng ngừa tình trạng viêm đau khớp ngón tay, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau:
Cho bàn tay được nghỉ ngơi: Nếu bạn đã hoạt động quá nhiều vùng ngón tay, bàn tay để làm việc thì hãy dành một chút thời gian để tăng khả năng hồi phục tổn thương khớp ngón tay.
- Tăng cường tập luyện: Một số bài tập vận động có thể giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng sự linh hoạt cho khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp và đau khớp ngón tay. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp và không tập quá sức để tránh ảnh hưởng đến khớp ngón tay.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý có thể giúp đẩy lùi tình trạng viêm khớp, ngăn ngừa đau khớp ngón tay tái phát. Bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu các dưỡng chất như: sắt, canxi, kẽm, vitamin, khoáng chất…
- Ngoài ra, nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho khớp như: đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất kích thích… vì có thể làm tổn hại cho khớp, làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh viêm khớp và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể chung.
- Xoa bóp: Đây là phương pháp đơn giản giúp giảm tình trạng cứng khớp, xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp và giúp thư giãn cơ xung quanh khớp, giảm tình trạng đau khớp. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng quanh khớp, hoặc dùng gel hoặc tinh dầu để xoa bóp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm khớp gây đau khớp ngón tay, mong rằng bạn đã có thêm nhiều góc nhìn khách quan và kiến thức hữu ích về vấn đề này.