Viêm khớp dạng thấp trong Đông y: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm đa khớp, có thể dẫn tới biến dạng khớp, dính khớp nếu không điều trị kịp thời. Tìm hiểu cách điều trị viêm khớp dạng thấp trong Đông y.
Điều trị Viêm khớp dạng thấp trong Đông y
MỤC LỤC
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền
Các thể bệnh và nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp trong Đông y
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một trong những tình trạng viêm xương khớp phổ biến nhất ở nước ta và trên toàn thế giới.
Một số triệu chứng điển hình:
- Đau và sưng khớp: Đau nhức và sưng ở các khớp. Thường bắt đầu ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay và bàn chân.
- Cứng khớp: Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi không hoạt động trong một thời gian dài. Triệu chứng này thường kéo dài hơn 30 phút đến vài giờ.
- Đỏ và ấm ở khớp: Các khớp bị viêm có thể đỏ và ấm khi chạm vào.
- Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.
- Sốt nhẹ: Có thể xuất hiện sốt nhẹ, đặc biệt trong các đợt bùng phát của bệnh.
- Giảm cân: Một số người có thể giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Biến dạng khớp: Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến biến dạng khớp và mất chức năng khớp.
- Nốt dưới da: Xuất hiện các nốt nhỏ, cứng dưới da gọi là nốt thấp khớp, thường nằm gần các khớp bị ảnh hưởng.
- Triệu chứng toàn thân: Bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài khớp, gây ra các triệu chứng toàn thân như khô mắt và miệng (hội chứng Sjogren), viêm màng phổi, viêm tim và bệnh lý về mạch máu.
Đặc điểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền
Theo Tây y, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các khớp, gây viêm và tổn thương khớp.
Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng tý. Chứng Tý là tình trạng kinh mạch bị bế tắc (tý là bế tắc) do ngoại tà xâm phạm, gây cản trở vận hành khí huyết trong kinh mạch.
Nguyên nhân gây bệnh chính bao gồm các yếu tố ngoại nhân, nội thương và bất nội ngoại nhân.
Do ngoại nhân
Phong, hàn, thấp xâm phạm vào kinh mạch làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở, ngưng trệ gây đau, co duỗi khớp khó khăn.
Phong thấp nhiệt hoặc do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể lâu ngày uất trệ hóa hỏa làm thấp nhiệt ứ trệ ở kinh lạc, ứ ở các khớp gây nên đau, sưng, nóng, đỏ và co duỗi khó khăn.
Thấp nhiệt thịnh làm dinh vệ bất hòa nên sốt, sợ gió. Thấp nhiệt ứ trệ lâu ngày hóa táo tổn thương tân dịch gây khát nước, nước tiểu màu vàng.
Do nội thương
Nguyên khí suy yếu hoặc thiên quý suy làm cho can thận hư, tà khí nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh.
Thận thủy không dưỡng được can mộc, làm cân cốt, mạch lạc không được nuôi dưỡng gây đau khớp, chi thể tê bì, co duỗi hạn chế, vận động khó khăn.
Can thận âm hư, mạch lạc không vinh nhuận, huyết mạch bất thông, khí huyết ngưng trệ làm khớp sưng, biến dạng.
Do bất nội ngoại nhân
Đàm trọc và huyết ứ làm tắc trở kinh lạc, khớp, cơ nhục dẫn đến cơ, nhục, khớp sưng phù, đau.
Đàm ứ lưu tại cơ phu, nhìn thấy cục, hạt nổi lên, hoặc thấy ban ứ. Nếu xâm nhập vào gân, cốt dẫn đến đến cứng khớp, biến dạng khớp.
Đàm ứ lâu ngày trở trệ, kinh mạch cơ phu không được nuôi dưỡng dẫn đến tê liệt.
Các thể bệnh và nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp trong Đông y
Quá trình bệnh lý kéo dài. Bệnh thời kỳ đầu lấy công tà là chủ; thời kỳ giữa đa phần chính khí hư dần, tà khí sẽ thịnh nên phải kiêm trị phù chính – trừ tà.
Thời kỳ cuối, bệnh phát lâu ngày nếu 3 tạng (can, thận, tỳ) đại hư; tà khí suy dần nên lấy phù chính là chủ (bổ ích can tỳ thận).
Thể lâm sàng | Triệu chứng | Nguyên tắc điều trị |
Thể phong thấp | Các khớp và cơ nhục đau mỏi, co duỗi khó khăn, cảm giác nặng nề. Đau có tính chất di chuyển và thường xảy ra ở các khớp nhỏ và nhỡ. Các khớp sưng đau, bì phù có cảm giác tê bì. Thời kỳ đầu có biểu hiện sợ gió, phát sốt. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng trắng hay nhớt dính. Mạch phù hoãn hoặc nhu hoãn. |
Trừ phong trục thấp – ôn kinh tán hàn |
Thể hàn thấp |
Các khớp ở chi trên và chi dưới có cảm giác đau, lạnh và nặng nề. Tính chất đau thường cố định, ít di chuyển, ngày đau nhẹ, về đêm đau nặng, thời tiết lạnh, ẩm đau tăng lên, chườm nóng đỡ đau, chỗ đau ít sưng nề. Tại khớp tổn thương thường không nóng đỏ, co duỗi khó khăn. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch huyền khẩn hay huyền hoãn. |
Tán hàn trừ thấp – thanh nhiệt thông lạc |
Thể phong thấp nhiệt | Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, xuất hiện đối xứng, cự án. Co duỗi khó khăn, vận động, đi lại khó. Phát sốt, thích uống nước mát, chườm lạnh các khớp có cảm giác dễ chịu. Sắc mặt đỏ, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác. |
Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hóa thấp. |
Thể can thận hư | Cơ nhục và các khớp đau mỏi, chỗ đau cố định không di chuyển. Các khớp sưng nề, teo cơ và cứng khớp, biến dạng khớp. Tay và chân có cảm giác tê bì và nặng nề. Sắc mặt sạm đen và có thể sưng nề. Ngực đầy tức, chất lưỡi tím sẫm, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch huyền sác. |
Bồi nguyên – ích thể – quyên tý – thông lạc.
|
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Chống chỉ định - Thận trọng: Chống chỉ định-tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |