Uống thuốc trị mụn sai cách, nam thanh niên bỏng loét thực quản

06-01-2017 11:44:35

Sau khi uống thuốc trị mụn không lâu,nam thanh niên cảm thấy đau nhiều trong ngực, đau kéo dài, anh phải nhập viện điều trị và được chuẩn đoán là bỏng thực quản.

Một thanh niên 22 tuổi ở TP. HCM sau khi uống thuốc trị mụn thì bắt đầu cảm thấy đau nhiều trong ngực. Trước đó anh không bị bệnh hay va đập gì. Bác sĩ thăm khám nghi ngờ bệnh nhân bị loét bỏng thực quản do thuốc. Kết quả nội soi thực quản dạ dày qua đường miệng bệnh nhân phát hiện nhiều vết loét ở đoạn thực quản giữa.

Sau khi uống thuốc 24 - 48 giờ sẽ có triệu chứng đau sau xương ức có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên khi bệnh nhân hít sâu hoặc khi ăn uống, đôi khi kèm theo nuốt khó, nuốt đau...

Dùng thuốc trị mụn không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường (Ảnh internet)

Các nhà khoa học ghi nhận có khoảng gần 50% các trường hợp viêm thực quản có nguyên nhân cơ bản do người bệnh nuốt chửng viên thuốc, khi uống thuốc không uống kèm theo một lượng nước phù hợp hoặc chỉ uống rất ít nước – Theo Vnexpress.

Các nhà khoa học đã ghi nhận những thuốc kháng sinh, Kali chlorid, Sulfat sắt, Aspirin; thuốc chống viêm Steroid và không Steroid… Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là nhóm thuốc kháng sinh Doxycyclin. Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong các loại thuốc điều trị trứng cá, có mặt ở hầu hết các loại thuốc trị mụn có mặt trên thị trường.

Thị trường xuất hiện tràn lan những loại thuốc trị mụn không rõ nguồn gốc (Ảnh internet)

Ngay cả các loại thuốc trị mụn có cấp phép của các cơ quan y tế cũng có thể gây ra viêm loét thực quản. Nhưng sẽ còn nguy hại gấp nhiều lần nếu người tiêu dùng sử dụng các loại thuốc trị mụn “xách tay” trôi nổi không có cấp phép của ngành y tế, không rõ nguồn gốc xuất sứ, hiện đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội.

Theo Tri thức trực tuyến, ngoài các loại thuốc điều trị mụn, các thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc điều trị loãng xương nhóm Biphosphonate... thậm chí thuốc giảm đau hạ sốt thông thường là Paracetamol cũng đã có những báo cáo là có thể gây viêm loét thực quản.

Đặc biệt với người cao tuổi, thường mắc các bệnh lý xương khớp nên thường phải sử dụng loại thuốc nhóm biphosphonate, loại thuốc này rất nhạy cảm với bề mặt dạ dày và thực quản. Nếu thuốc đọng lại trong lòng thực quản, thuốc có thể gây kích ứng, đau hoặc viêm loét rất nhanh.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus //