Trẻ ho khan liên tục: cần cảnh giác!
Trẻ ho khan liên tục gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, khi thấy trẻ em ho khan liên tục, cha mẹ nên theo dõi và tìm biện pháp xử trí càng sớm càng tốt.
Trẻ ho khan liên tục có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và thể chất
MỤC LỤC:
Trẻ ho khan liên tục do nguyên nhân nào?
Các triệu chứng kèm theo khi trẻ ho khan liên tục
Trẻ em ho khan liên tục gây ảnh hưởng gì?
Cách xử trí nhanh chóng khi trẻ bị ho
Thực chất, ho là một hành động phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch chất nhầy, bụi bẩn và các chất kích thích khác ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, trẻ ho khan liên tục, ho không có chất nhầy hay đờm lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng không yên.
Tìm hiểu nguyên nhân nào gây ho khan, sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn, đồng thời cũng tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.
Trẻ ho khan liên tục do nguyên nhân nào?
Viêm đường hô hấp
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phế quản.
Tình trạng nhiễm trùng gây kích ứng đường hô hấp và dẫn đến những cơn ho kéo dài.
Trẻ bị ho khan liên tục do viêm đường hô hấp
Dị ứng
Phản ứng dị ứng với phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng hoặc một số loại thực phẩm có thể gây ho mãn tính ở trẻ em.
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là những căn bệnh phổ biến gây ho dai dẳng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, dẫn đến kích ứng và viêm.
Ở trẻ em, trào ngược dạ dày thực quản thường có triệu chứng là do kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau bữa ăn.
Trào ngược dạ dày có thể gây ho khan do axit làm kích ứng cổ họng, dẫn đến ngứa và khó chịu ở họng.
Yếu tố môi trường
Tiếp xúc với khói thuốc, ô nhiễm hoặc các chất ô nhiễm môi trường khác có thể gây kích ứng đường hô hấp và gây ho dai dẳng.
Chảy nước mũi sau
Chảy dịch mũi sau xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng, dẫn đến kích ứng và ho. Điều này có thể do dị ứng, viêm xoang hoặc cảm lạnh.
Các triệu chứng kèm theo khi trẻ ho khan liên tục
- Các cơn ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm
- Thở khò khè hoặc có tiếng huýt sáo khi thở
- Khó thở
- Tức ngực
- Mệt mỏi, uể oải
- Ăn ít
- Có thể tỉnh giấc giữa đêm do bị ho
Trẻ em ho khan liên tục gây ảnh hưởng gì?
Ho dai dẳng ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của cả trẻ và gia đình.
Gây khó chịu và mất ngủ
Cơn ho kéo dài làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái, đặc biệt khi ho xảy ra vào ban đêm. Ho nhiều khiến trẻ và người ngủ cùng bị mất ngủ, khó ngủ lại.
Trẻ ho khan liên tục dẫn đến mất ngủ
Ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
Ho kéo dài làm giảm khả năng tập trung và tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và không có tinh thần để tham gia vui đùa cùng bạn bè.
Tác động đến sức khỏe
Ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm phổi.
Không điều trị cơn ho hiệu quả có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và kéo dài thời gian bị bệnh.
Tác động xấu đến tinh thần
Trẻ bị ho liên tục gây ra cảm giác bất an và lo lắng. Trẻ có thể sẽ lo lắng và ái ngại khi bản thân mình ho nhiều trong khi các bạn đang học hay đang chơi. Điều này đôi khi khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến tinh thần.
Tác động đến gia đình
Khi thấy trẻ bị ho liên tục mãi không khỏi, phụ huynh thường lo lắng, căng thẳng. Thậm chí, nếu trong gia đình có nhiều người và không thông cảm, có thể sẽ đổ lỗi cho người mẹ chăm sóc con không tốt.
Tóm lại, trẻ ho khan liên tục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ mà còn gây tác động lớn đến gia đình. Do đó, khi trẻ mới bị ho, nên tìm biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Cách xử trí nhanh chóng khi trẻ bị ho
Dùng thuốc
Nếu nguyên nhân gây ho là do bị dị ứng, trẻ cần uống thuốc kháng histamine.
Nếu trẻ bị hen suyễn, cần dùng thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid.
Trong trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, thì cần dùng thuốc ức chế bơm proton.
Tránh các tác nhân dị ứng
Không thể tránh hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi… Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm sự tác động từ những tác nhân này, để giảm nguy cơ ho do dị ứng.
- Đóng kín cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
- Giặt rèm cửa, hút sạch thảm định kỳ
- Hướng dẫn trẻ tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ
Dùng máy tạo độ ẩm
Trong những ngày nắng nóng, khô hanh, hay khi dùng điều hòa máy lạnh, độ ẩm trong phòng thường khô, gây kích ứng niêm mạc mũi họng và có thể khiến trẻ ho khan liên tục.
Lúc này, nên dùng máy phun sương tạo độ ẩm để giảm tình trạng kích ứng niêm mạc mũi họng.
Uống nhiều nước
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, để giảm khô họng và giảm ho do kích ứng mũi họng.
Dùng xịt họng thảo dược
Để giảm nhanh ngứa họng và ho, cha mẹ có thể dùng sản phẩm xịt họng thảo dược, với thành phần là các vị thuốc như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
Nên chọn sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng…
Xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, trẻ em mỗi lần xịt 2-3 nhịp.
Dung dịch xịt họng thảo dược dành cho trẻ em (ví dụ: Xịt Họng Nhất Nhất Kid) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Cha mẹ có thể tham khảo để sử dụng khi trẻ ho khan liên tục.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid Thành phần: Công dụng: Cách sử dụng: |