Top 7 cách hết ngạt mũi đang được nhiều người áp dụng
Ngạt mũi không chỉ gây khó thở mà còn dẫn đến thiếu oxy, gây đau đầu, mệt mỏi, rất khó chịu. Lưu nhanh các cách hết ngạt mũi để không còn khổ sở vì tình trạng này.
Tìm hiểu cách hết ngạt mũi đơn giản, dễ thực hiện
Ngạt mũi là gì?
Ngạt mũi hay nghẹt mũi là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi hoặc xoang sưng lên và tăng tiết dịch nhầy khi bị các tác nhân bên ngoài kích thích. Thực chất đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, khi đó vi sinh vật hay bụi bẩn sẽ theo dịch mũi chảy ra ngoài.
Nghẹt mũi có thể tự hết hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy không nguy hiểm nhưng ngạt mũi gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Ngạt mũi kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
Xác định nguyên nhân gây nghẹt mũi
Để tìm ra cách hết ngạt mũi nhanh chóng, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Sưng niêm mạc mũi và tăng tiết dịch nhầy mũi xoang chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Cảm cúm, cảm lạnh
Virus gây cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ngạt mũi. Khi virus xâm nhập, ngay lập tức cơ thể sẽ tiết nhiều dịch mũi hơn, dẫn đến nghẹt mũi.
Dị ứng
Khi tác nhân dị ứng tấn công, niêm mạc mũi sẽ tăng tiết dịch nhầy để đào thải các tác nhân này, ngăn không cho xâm nhập sâu hơn. Đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến là phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, hóa chất…
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết đột ngột như trời chuyển lạnh khi giao mùa cũng là nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi, viêm họng, do mũi họng chưa kịp thích ứng với thay đổi nhiệt độ và áp suất khí quyển.
Viêm xoang
Virus không chỉ tấn công niêm mạc mũi họng mà còn vào sâu trong các hốc xoang. Khi bị viêm, niêm mạc xoang sẽ tăng tiết dịch nhầy nhiều hơn. Dịch nhầy không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại sẽ gây bít tắc các xoang, nghẹt cứng mũi, nặng mặt, cảm giác đau nhức xung quanh vùng mũi và mặt, vô cùng khó chịu.
Viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi
Một số cách hết bị nghẹt mũi được nhiều người áp dụng
Vì cơ chế gây nghẹt mũi chính là tăng tiết dịch nhầy và sưng viêm niêm mạc mũi xoang, nên để hết bị nghẹt mũi, cần tác động vào cả 2 nguyên nhân chính này: vừa đào thải dịch nhầy vừa giảm sưng viêm niêm mạc mũi.
1. Xịt rửa mũi
Xịt mũi và rửa mũi là biện pháp giúp đào thải dịch nhầy trong mũi xoang, giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
Để xịt mũi, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng có chứa nước muối biển và các khoáng chất vi lượng có lợi cho niêm mạc mũi.
Để rửa mũi, nên dùng dụng cụ rửa mũi và nước muối sinh lý, tránh dùng xilanh vì xilanh gây áp lực mạnh, có thể làm đau mũi.
2. Xông hơi mặt
Xông hơi là một phương pháp truyền thống thường được áp dụng để trị cảm lạnh, cúm, nghẹt mũi.
Hít ngửi hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, để dịch nhầy chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý, tránh để bị bỏng nước sôi.
Cách làm như sau:
- Xông hơi bằng nồi nước/bát nước nóng: Có thể cho thêm các loại lá có chứa tinh dầu hoặc nhỏ tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp vào nồi nước nóng để tăng thêm hiệu quả. Cúi mặt hít ngửi hơi nước ấm bay lên sẽ giúp giảm ngạt mũi.
- Xông hơi bằng cách hít ngửi hơi nước trong phòng tắm: Tắm nước ấm hoặc mở vòi nước nóng trong phòng tắm để hơi nước lan tỏa khắp phòng để hít ngửi hơi nước cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
3. Massage vùng mặt
Massage giúp giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu, nhờ vậy sẽ giúp đào thải dịch nhầy trong hốc mũi xoang ra ngoài. Ngoài ra, tác động một số huyệt cũng sẽ giúp khai thông đường thở, hạn chế ngạt mũi và khó thở.
Cách massage giúp giảm nghẹt mũi như sau:
- Dùng ngón cái nhẹ nhàng massage điểm giữa hai cung lông mày trong 1 phút.
- Sử dụng hai đầu ngón tay trỏ xoa tròn hai bên cánh mũi trong 1-2 phút.
- Dùng ngón tay trỏ bên phải massage điểm giữa môi trên và mũi trong 2-3 phút.
4. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí quá khô sẽ làm khô dịch nhầy, gây bít tắc mũi. Dùng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức phù hợp, giảm khô mũi và kích ứng mũi.
Có thể thêm một số loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp vào nước để khuếch tán trong không khí giúp bạn hít thở dễ chịu hơn.
Khi dùng máy tạo độ ẩm, cần lưu ý vệ sinh máy sạch sẽ, tránh để nấm mốc sinh sôi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
5. Uống trà gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm, sinh nhiệt sẽ giúp đẩy hàn khí ra ngoài, phù hợp với các tình trạng ngạt mũi do cảm hàn.
Có thể uống trà gừng dạng bột hoặc dạng nhúng hay dùng gừng tươi đều được. Pha thêm chút mật ong và chanh sẽ giúp tăng cường vitamin C và chất kháng khuẩn, tăng cường khả năng hồi phục tốt hơn.
Uống trà gừng mật ong giúp giảm ngạt mũi do hàn tà xâm nhập
6. Dùng thuốc xịt mũi Tây y
Dùng thuốc xịt mũi co mạch cũng là cách để hết ngạt mũi nhanh chóng mà nhiều người áp dụng. Sau khi xịt, thuốc sẽ giúp co mạch máu trong niêm mạc mũi, giảm sưng viêm và phù nề, do đó sẽ giúp giảm ngạt mũi và hít thở dễ hơn.
Tuy nhiên, thuốc co mạch mũi không nên dùng kéo dài bởi dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, nghĩa là ngạt mũi trở lại, viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến khó điều trị hơn.
7. Sử dụng thuốc Xoang Đông y
Với các trường hợp nghẹt mũi kéo dài do viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, có thể tham khảo điều trị bằng thuốc Xoang Đông y, để vừa giảm triệu chứng, vừa tác động và cơ địa, tăng cường chính khí trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc thông mũi, tiêu viêm hiệu quả kỳ diệu. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, phù hợp với người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người đang tìm cách hết ngạt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể tham khảo sử dụng.
Thuốc Xoang Nhất Nhất- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |