Tổng hợp 5 biện pháp giảm khô mũi rát họng tại nhà
Chứng khô mũi khó thở có thể kèm rát họng rất hay gặp trong mùa đông lạnh độ ẩm thấp. Làm thế nào để giảm khô mũi rát họng tại nhà mà không cần phải dùng thuốc Tây?
Tổng hợp 5 biện pháp giúp giảm khô mũi rát họng hiệu quả
Nhận biết các dấu hiệu khô mũi
Thuật ngữ y học cho rằng cảm giác khô mũi khó thở gọi là viêm mũi sicca. Bệnh thường là hậu quả của bệnh cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng.
- Khô mũi ngứa mũi
- Khô mũi rát họng
- Khô mũi chảy máu cam
- Tắc mũi
Vì thế, khi bị khô mũi hãy háp dụng các biện pháp giảm khô mũi tại nhà đơn giản sau đây:
1. Dùng máy tạo độ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm sẽ giúp giảm khô mũi
Độ ẩm không khí vừa đủ sẽ giúp giữ ẩm cho mũi, giảm nghẹt mũi và cho xoang thoát nước đúng cách. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp thay thế độ ẩm mất đi do sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy sưởi hoặc do thời tiết hanh khô trong nhà và phòng làm việc.
Độ ẩm trong nhà lý tưởng dao động trong khoảng 30 – 50 % tùy vào nhiệt độ phòng. Bạn nên chú ý đo độ ẩm trong nhà không để cao hơn mức này do độ ẩm cao là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ve bụi và các chất gây dị ứng khác có thể làm triệu chứng viêm mũi tệ hơn.
2. Dùng hơi nước ấm để hết khô mũi
Nếu không sử dụng máy tạo độ ẩm, bạn có thể làm giảm khô mũi bằng cách hít hơi nước từ:
- Bát nước ấm
- Tắm nước nóng
- Phòng tắm hơi.
Tuy nhiên, hít hơi nước ẩm chỉ đem lại lợi ích tạm thời trong việc làm giảm khô mũi rát họng. Bạn nên chú ý nhiệt độ của nước không quá nóng để tránh bị bỏng da.
3. Uống nhiều nước
Uống ít nước làm tăng nguy cơ khô mũi khô miệng
Trước đây, các cơ quan y tế khuyên rằng mỗi người nên uống 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy cách tốt nhất để bổ sung đủ nước đơn giản là uống bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát.
4. Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi
Dung dịch vệ sinh mũi giúp làm ẩm đường mũi. Dùng dung dịch xịt mũi giúp cải thiện dòng chảy của chất nhầy và loại bỏ các chất kích thích trong mũi như bụi, bẩn và phấn hoa trước khi chúng có khả năng gây viêm mũi.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm dung dịch nước muối pha loãng ngay tại nhà bằng cách:
- Dùng muối không chứa i-ốt, lý tưởng nhất là muối không có chứa chất bảo quản hoặc chất phụ gia vì chúng có thể gây kích ứng đường mũi.
- Baking soda.
- 250ml hoặc 1 cốc nước cất hoặc nước lọc đã đun sôi trong 3 – 5 phút.
- Chai phun sương nhỏ
- Bước 1: Trộn 3 thìa cà phê muối và 1 thìa baking soda và bảo quản hỗn hợp trong hộp nhỏ kín khí
- Bước 2: Thêm 1 thìa cà phê hỗn hợp vào cốc nước
- Bước 3: Nếu dùng nước đun sôi hãy để nước nguội hoàn toàn trước khi đổ hỗ hợp muối và baking soda
- Bước 4: Đổ dung dịch vào chai xịt
- Bước 5: Nghiêng đầu về phía trước, hít vào từ từ qua mũi và phun dung dịch một hoặc hai lần vào mỗi lỗ mũi.
5. Rửa mũi
Bạn có thể làm giảm khô mũi bằng phương pháp rửa mũi bằng dung dịch nước muối bằng ống tiêm hoặc một thiết bị gọi là bình neti. Rửa mũi là cách nhanh nhất giúp loại bỏ các chất kích thích và làm sạch khoang mũi hiệu quả, giúp các loại dung dịch xịt, nhỏ mũi có hiệu quả cao hơn.
- Bước 1: Tạo dung dịch nước muối như được hướng dẫn hoặc dùng nước muối pha sẵn.
- Bước 2: Rút dung dịch nước muối vào ống tiêm hoặc đổ vào bình rửa mũi chuyên dụng.
- Bước 3: Nghiêng người qua bồn nước, nhìn xuống bồn nước. Nghiêng đầu sang trái, má trái song song với bồn rửa.
- Bước 4: Đặt vòi của bình xịt hoặc ống tiêm bên trong lỗ mũi phải.
- Bước 5: Hít thở bằng miệng, nhẹ nhàng bóp dung dịch nước muối qua mũi phải. Dung dịch sẽ chảy qua lỗ mũi trái sau vài giây.
- Bước 6: Nếu dung dịch nước muối chảy xuống miệng, hãy nhổ bỏ.
- Bước 7: Xì mũi để loại bỏ dịch dư thừa.
- Bước 8: Lặp lại quá trình này với lỗ mũi bên phải.
Cần đảm bảo nghiêng đầu như hướng dẫn để ngăn ngừa dung dịch nước muối chảy xuống phía sau cổ họng hoặc vào mắt.
Liệu bị khô mũi có cần đi khám bác sĩ?
Khô mũi thường là kết quả của việc xì mũi quá thường xuyên. Sử dụng một số loại thuốc như thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine cũng có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng khô mũi.
Tuy hiếm nhưng đôi khi bị khô mũi liên tục có thể báo hiệu bạn mắc một bệnh nghiêm trọng như:
- Hội chứng Sjogren: Rối loạn miễn dịch này ảnh hưởng tới các tuyến tiết ra chất lỏng như nước mắt và nước bọt. Bệnh làm cho mắt và miệng bị khô và cũng ảnh hưởng đến mũi và các bộ phận khác trên cơ thể.
- Viêm mũi teo: Tình trạng này làm cho niêm mạc mũi bị co lại và có rỉ mũi dày, khô hình thành bên trong. Viêm mũi teo có thể gây biến chứng mất khứu giác, chảy máu cam và nhiễm trùng.