Tìm ra nguyên nhân khiến hệ miễn dịch yếu, hay bị ốm
Bạn có từng thắc mắc tại sao mình hay bị ốm, bị bệnh lâu khỏi và hệ miễn dịch yếu hơn người khác? Biết được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Hệ miễn dịch yếu sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng của cơ thể. Đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên, bao gồm một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và những “kẻ xâm lược” khác, bao gồm cả tế bào ung thư.
Dấu hiệu hệ miễn dịch yếu
Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm
Bình thường, người lớn bị cảm khoảng 2-3 lần mỗi năm, và sẽ hồi phục sau 7-10 ngày. Nhưng người có hệ miễn dịch suy giảm sẽ bị cảm nhiều hơn và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Các vấn đề về tiêu hóa
Nghiên cứu cho thấy có gần 70% tế bào miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi và vi sinh vật sống trong đường ruột bảo vệ đường ruột khỏi bị nhiễm trùng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Do vậy, có các vấn đề về tiêu hóa (như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy…) chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang có vấn đề.
Có vấn đề ở hệ tiêu hóa là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch yếu
Vết thương lâu lành
Nếu hệ thống miễn dịch yếu, vết thương do viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật cần nhiều thời gian hơn để lành lại, hoặc có khả năng bị nhiễm trùng nặng hơn.
Mệt mỏi kéo dài
Cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài là điều bình thường. Nhưng những người bị suy giảm miễn dịch luôn cảm thấy mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Đó là bởi vì cơ thể đang cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp cho hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng.
Chậm phát triển
Hệ miễn dịch suy yếu có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng và phát triển.
Rối loạn máu và ung thư máu
Thiếu máu, rối loạn chảy máu, cục máu đông và ung thư máu đều là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch kém.
Bị nhiễm trùng thường xuyên
Các dấu hiệu nhiễm trùng cho thấy hệ miễn dịch hoạt động không tốt, gồm:
- Bị viêm tai 4 lần trong 1 năm
- Bị viêm phổi 2 lần trong 1 năm
- Bị tái phát viêm xoang 3 đợt trong 1 năm
- Phải dùng 2 đợt thuốc kháng sinh trong 1 năm
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu
Bình thường, mạng lưới các tế bào đặc biệt gồm protein, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và những tác nhân có hại khác. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, hoạt động không bình thường.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây suy yếu hệ miễn dịch:
- Bẩm sinh (từ khi sinh ra hệ miễn dịch đã yếu kém)
- Mắc bệnh mạn tính làm suy giảm hệ thống miễn dịch (như ung thư, đái tháo đường, HIV)
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc điều trị ung thư, corticoid)
- Do cấy ghép nội tạng phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn đào thải nội tạng
- Do mắc bệnh nhiễm trùng như virus cúm, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân và bệnh sởi làm suy yếu miễn dịch trong thời gian ngắn
- Do chế độ dinh dưỡng kém, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, thức khuya…
Lạm dụng thuốc corticoid là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu
Những cách tăng cường hệ miễn dịch
Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật thì cần được điều trị và kiểm soát bệnh thật tốt.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nồng độ hormone cortisol ngăn chặn các tế bào của hệ thống miễn dịch. Do đó, căng thẳng gia tăng làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
Cách kiểm soát căng thẳng: nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách, cắm hoa, xem phim...
Tập thể dục
Tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng mức cortisol và ức chế khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, tập thể dục ở mức vừa phải có thể làm tăng khả năng miễn dịch.
Một số môn nên tập: đi bộ nhanh, chạy bộ, tập yoga, khiêu vũ, bơi lội...
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
Uống đủ nước
Uống đủ nước không trực tiếp tăng cường hệ thống miễn dịch nhưng cải thiện sức khỏe tổng thể. Uống nhiều nước đảm bảo thận, đường tiêu hóa, tim và các cơ quan khác hoạt động hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ quả có thể giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa làm giảm viêm và giảm các gốc tự do.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm lên men (sữa chua, kimchi, dưa muối...) hoặc men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Hệ tiêu hóa khỏe là yếu tố quan trọng để hệ miễn dịch khỏe.
Một số thực phẩm chứa lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa và hệ miễn dịch
Dùng bài thuốc bồi bổ khí huyết tăng sức đề kháng
Đông y có bài thuốc bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bài thuốc này có chứa các thảo dược tự nhiên như Kinh giới, Sinh khương, Đảng sâm, Thục địa, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Bạch thược, Quế vỏ, Xuyên khung, Phục linh… Nhờ sự kết hợp hài hòa của các thảo dược quý, bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, nhằm tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo nên sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tăng Đề Kháng Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng.
TPBVSK Tăng Đề Kháng Nhất Nhất dành cho người khí huyết kém, sức yếu, suy giảm sức đề kháng, người hay ốm, cảm cúm…
TPBVSK Tăng Đề Kháng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có hệ miễn dịch yếu có thể tham khảo sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng - Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |