Thường xuyên bị đầy hơi uống gì để nhanh hết?
Đầy hơi gây ra cảm giác căng chướng bụng rất khó chịu. Xác định nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng sẽ giúp tìm ra đáp án cho câu hỏi “đầy hơi uống gì cho nhanh khỏi?”.
Đầy hơi là tình trạng thường gặp ở nhiều người
Đầy hơi là triệu chứng rối loạn tiêu hóa chứ không phải bệnh lý. Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể được cải thiện nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này và có điều chỉnh kịp thời.
Nguyên nhân gây ra đầy hơi
Để giải đáp “đầy hơi uống gì”, trước hết cần nhận biết đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi, thường gặp nhất là:
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống không vệ sinh và thiếu khoa học là yếu tố chính gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, những người thường xuyên ăn thực phẩm tái, sống như nem chua, tiết canh, rau sống… hay ăn nhiều đồ hải sản, đồ uống có cồn dễ bị chướng bụng đầy hơi, ngoài ra còn dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Thói quen ăn uống không đúng cách như nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim, ăn xong đã nằm… khiến hệ tiêu hóa dễ trì trệ và tích tụ nhiều khí trong ruột gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Tác dụng phụ của thuốc
Có nhiều loại thuốc gây nên tác dụng phụ đầy hơi như sử dụng thuốc trung hòa axit dạ dày tạo ra hơi hoặc thuốc kháng sinh trong thời gian dài vô tình tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hay bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu…
Ngoài ra, nhiều người tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây chướng bụng đầy hơi.
Các bệnh lý ở hệ tiêu hóa
Chướng bụng đầy hơi kéo dài đôi khi lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đại tràng và dạ dày như viêm dạ dày, viêm đại tràng, đại tràng co thắt… ảnh hưởng đến khả năng co bóp và tiêu hóa của dạ dày và đại tràng dễ dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, khó tiêu…
Ngoài ra, tình trạng chướng bụng đầy hơi còn có thể do người bệnh lạm dụng nhiều bia rượu, căng thẳng tâm lý, cơ thể mệt mỏi kéo dài...
Đầy hơi là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý tiêu hóa
Bị đầy hơi nên uống gì, ăn gì cho nhanh khỏi?
Điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này để tìm được thuốc phù hợp với căn nguyên bệnh.
1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất dinh dưỡng. Đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại trái cây, rau xanh để cung cấp chất xơ, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt…).
Ngoài ra, cần dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế thức thức khuya…
Chế độ ăn uống khoa học mang lại một sức khỏe tốt
2. Các loại thuốc chữa đầy hơi
Khi bị đầy hơi chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị.
Bụng đầy hơi uống thuốc gì? Có thể tham khảo một số loại thuốc như:
- Thuốc có chứa Alpha-galactosidase: Một số thuốc có thành phần là Alpha-galactosidase như Beano, Digesta, Gas-Zyme 3X có tác dụng phân hủy đường tự nhiên có trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu và rau quả, thuốc được sử dụng trước khi ăn.
- Thuốc có chứa Simethicone: Một số thuốc có thành phần là Simethicone như Mylanta Gas, Gas-X có tác dụng giúp khi đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, từ đó, làm giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng.
- Thuốc có chứa Lactase: Thuốc có thành phần là Lactase có tác dụng phân hủy đường lactose trong một số loại thực phẩm, được sử dụng đối với những người không dung nạp lactose. Lưu ý, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được dùng Lactase.
Lưu ý bất kỳ thuốc nào dùng điều trị đầy hơi chướng bụng đều phải có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải nếu dùng sai cách.
3. Chữa các nguyên nhân bệnh lý
- Nếu đầy hơi do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Có thể dùng men tiêu hóa hoạt lực cao, giúp cân bằng hệ vi khuẩn này và giảm đáng kể tình trạng đầy hơi
- Nếu đầy hơi do bệnh lý đại tràng: Sử dụng các loại thuốc trị viêm đại tràng, viêm ruột…
- Nếu đầy hơi do bệnh dạ dày: Có thể dùng thuốc chống bài tiết dịch vị, từ đó giảm đầy hơi, chướng bụng bằng loại ức chế bơm proton. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày (metoclopramid) có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, đẩy thức ăn xuống ruột già, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột, làm giảm hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
Đầy hơi là tình trạng thường gặp khi mắc các bệnh lý dạ dày
Thuốc Dạ dày Đông y – giải pháp hiệu quả cao cho người bị đầy hơi
Chướng bụng đầy hơi thường là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa mà cụ thể là bệnh lý dạ dày, nên xu hướng mới là lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y.
Theo quan điểm Đông y, các chứng bệnh liên quan đến tỳ vị (dạ dày) là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi dạ dày, khó tiêu…
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, với cơ chế hành khí (giúp khí lưu thông), hòa vị (giúp trung hòa dịch vị), tán hàn (giúp tiêu cái lạnh), chỉ thống (giảm đau).
Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.