Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) - Tổng quan bệnh & cách điều trị
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua không chỉ đơn thuần là vấn đề “thoáng qua” nữa mà là điều mà chúng ta cần thực sự quan tâm. Vậy các triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào là hiệu quả, thông minh, kịp thời?
I - Bệnh thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì?
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua, viết tắt tiếng Anh là TIA, là một giai đoạn mà chức năng thần kinh hoạt động bị rối loạn bởi một số nguyên nhân như: động mạch máu não bị tắc nghẽn, lưu lượng tưới máu cục bộ hay toàn thể bị giảm.
Các triệu chứng thường kéo dài chưa đến 1 tiếng đồng hồ và không có những triệu chứng cụ thể của nhồi máu não. Sau khi diễn ra trong thời gian như vậy, cơ thể người bệnh gần như trở lại bình thường, như không hề bị di chứng gì. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh thường coi nhẹ, chỉ cho là bị choáng vì mệt hay tương tự.
II - Các triệu chứng, biểu hiện của chứng thiếu máu não cục bộ
Các triệu chứng tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua thường bắt đầu một cách khá đột ngột, trong khoảng thời gian từ vài phút cho tới một tiếng đổ lại.
Người bệnh có thể thấy xuất hiện triệu chứng thiếu máu não nhiều lần trong ngày hoặc khoảng từ 3 - 4 cơn trong vòng nhiều năm. Triệu chứng sẽ cụ thể như sau:
- Các cơ ở mặt có thể bị yếu hoặc tê liệt nhẹ, mặt có thể bị lệch. Người bệnh có thể không cười được, miệng hay mắt của họ có thể bị cụp xuống.
- Lời nói có thể bị líu lưỡi, nói lắp, nói năng lộn xộn, bị cắt xén hoặc phát âm không chuẩn. Bên cạnh đó những vận động của cơ thể cũng không có sự phối hợp bình thường.
- Chân tay tê yếu, có cảm giác nặng nề hoặc bị tê liệt; thậm chí có thể làm rơi đồ vật đang cầm, nắm.
- Mất thăng bằng kèm theo chóng mặt, đau đầu, choáng váng, đi đứng không vững. Thấy bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh cũng quay theo.
Và đồng thời cũng có một số những triệu chứng không điển hình như sau:
- Một mắt hoặc cả hai mắt bỗng nhiên hoa lên, không nhìn thấy gì. Có cảm giác đau ở mắt.
- Nhức đầu nhẹ, cảm giác quên quên nhớ nhớ thoáng qua.
- Có cảm giác nôn, buồn nôn hoặc xảy ra tình trạng co giật, liệt mặt.
III - Nguyên nhân của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua xảy ra khi có sự gián đoạn oxy lên não. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Huyết hư, ứ trệ
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua là do khí huyết lưu thông kém, huyết hư ứ trệ tại các mạch máu khiến cho lưu lượng máu lên não bị tắc nghẽn, giảm tuần hoàn, không cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cho mọi hoạt động.
2. Thiếu máu não kéo dài
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu bị giảm hoặc tắc nghẽn nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như: thiếu máu não cục bộ thoáng qua, mất ngủ mạn tính…
3. Rung tâm nhĩ
Rung tâm nhĩ (AFib) có thể gây thiếu máu cục bộ não, làm giảm lưu lượng máu đến não, vì nó ảnh hưởng đến dòng máu bình thường trong tim và có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Hai ngăn trên của tim (tâm nhĩ) đập không đều và nhanh, điều này có thể khiến máu đọng lại trong các ngăn này và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nếu cục máu đông hình thành trong tim bị bong ra và di chuyển lên não, nó có thể gây ra đột quỵ, dẫn đến thiếu máu cục bộ và tổn thương não. Ngoài ra có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, ngay cả khi không có cục máu đông, do nhịp tim không đều.
Do đó, rung tâm nhĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do tắc mạch và đột quỵ không do tắc mạch, cả hai đều có thể gây thiếu máu não. Điều quan trọng đối với những người bị rung nhĩ là phải được đánh giá và điều trị để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến chứng khác.
4. Xơ vữa động mạch
Các mảng xơ vữa động mạch gây tổn thương hệ thống động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau, làm hẹp lòng mạch, cản trở lưu lượng máu lưu thông lên não. Người bệnh bị xơ vữa động mạch là những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu não thoáng qua.
Trường hợp nhẹ có thể người bệnh sẽ bị liệt nửa người còn nếu nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Huyết khối
Huyết khối hay còn được gọi là cục máu đông, gây ra hiện tượng tắc mạch khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nếu gây tắc mạch ở chân và tay còn gọi là tắc mạch chi có thể gây ra hoại tử vùng bị tắc nghẽn. Còn nếu tắc mạch ở tim và não có thể gây ra hiện tượng nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim…
6. Hẹp động mạch cảnh
Đây là tình trạng thành mạch dày lên do bị các mảng xơ vữa bám vào, lòng mạch bị hẹp dần kích thước đi. Từ đó dẫn đến những tổn thương do lượng máu huyết nuôi não bị giảm.
Chính vì vậy đây là lý do quan trọng gây ra các cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ nhồi máu não.
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố nguy cơ sau sẽ làm tăng nặng thêm tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua:
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
- Căn bệnh huyết áp cao.
- Người thừa cân hay mắc bệnh tiểu đường.
- Yếu tố gia đình, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác khi trong gia đình bạn cũng có người đã từng bị thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ.
- Nguy cơ bị bệnh cũng đi kèm với tuổi tác, nhất là sau 55 tuổi.
IV - Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA có nguy hiểm không?
Các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua không chỉ đơn giản là vấn đề “thoáng qua” nữa mà là lúc chúng ta cần thực sự quan tâm.
Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày nhưng không phải ai cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh, chỉ đến khi bị tai biến thì thực sự đã trễ.
Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày: chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng không vững; nhức đầu bất tỉnh; đau yếu nhẹ hoặc bị liệt nửa người; một hoặc cả hai bên mắt hoa lên tự nhiên không nhìn thấy rõ mọi vật…
- Người bệnh nói ngọng hoặc không nói được làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
- Ngoài ra cơ thể mỗi người cũng gặp những triệu chứng như: yếu, tê liệt chân tay, méo miệng, khó nói…
- Thiếu máu não thoáng qua cũng làm suy giảm khả năng tập trung, dẫn đến các trục trặc về suy giảm trí nhớ kiểu như căn bệnh Alzheimer, rối loạn nhận biết…
V - Điều trị bệnh thiếu máu não cục bộ thoáng ra thế nào?
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua gây ra triệu chứng tương tự như cơn đột quỵ, thường kéo dài dưới 1 giờ. Khi đó chúng ta cần thực hiện những động tác sơ cứu sau:
- Mau chóng trấn tĩnh người bệnh và đặt họ ở tư thế nằm xuống, tốt nhất nên đặt bệnh nhân nghiêng cao đầu khoảng từ 30 - 45 độ, mặc quần áo thoáng.
- Trường hợp người bệnh ngừng tim cần sẵn sàng thực hiện cấp cứu đúng quy trình, nhanh hơn là có thể gọi mọi người xung quanh tới hỗ trợ.
- Trong trường hợp người bệnh bị nôn cần mau chóng xoay người sang một bên để tránh đờm, dãi lọt vào mũi.
- Đối với những trường hợp bị co giật cần bình tĩnh đặt họ ở tư thế nằm nghiêng trên nền phẳng (đảm bảo không có những vật nhọn, sắc, gồ ghề…). Sau đó nới lỏng quần áo cho thoáng và giúp hạ nhiệt cơ thể. Dùng những vải mềm đặt gần đầu hoặc dùng giẻ đặt ngang miệng đề phòng những trường hợp người bệnh cắn vào lưỡi hoặc va đập dẫn đến tổn thương.
- Người bệnh cũng không nên ăn/ uống gì trong thời gian này để tránh nguy cơ bị sặc/ nghẹt đường thở.
Để chữa trị hiệu quả thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần đi từ căn nguyên gốc rễ gây bệnh và giải quyết được vấn đề này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu não cục bộ thoáng qua là do huyết hư ứ trệ, lưu thông kém nên hướng điều trị đúng, an toàn, bền vững là tăng cường lưu thông máu lên não, bổ huyết, hoạt huyết ngăn chặn hiệu quả thiếu máu não.
1. Điều trị theo Đông y
Trên thị trường thường quảng cáo rất nhiều sản phẩm tăng cường, bổ sung máu lên não nhưng thực tế thì tác dụng không rõ rệt. Chỉ sản phẩm viên hoạt huyết Ngự y mật phương - chuẩn Đông y thế hệ 2 mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp.
2. Điều trị Tây y
Có nhiều phương pháp điều trị thiếu máu não cục bộ thoáng qua, tuy nhiên được dùng phổ biến hiện nay là dùng thuốc và phẫu thuật.
Dùng thuốc kháng tiểu cầu
Thuốc kháng tiểu cầu thường được chuyên gia khuyên dùng với liệu pháp điển hình là aspirin và clopidogrel, được dùng để phòng ngừa đột quỵ thứ phát. Hoặc có thể dùng clopidogrel đơn thuần. Hai loại thuốc Clopidogrel và aspirin có hiệu quả và những tác dụng phụ tương tự như nhau. Song Clopidogrel đắt và giảm nhẹ hơn nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Sau những cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ nhẹ, aspirin đã được chứng minh có tác dụng giảm tới 60- 70% nguy cơ đột quỵ tái phát trong thời gian ngắn và 13% nguy cơ đột quỵ tái phát lại trong thời gian dài.
Một trường hợp ngoại lệ là thiếu máu não cục bộ thoáng qua bắt nguồn từ tim thì cần sử dụng thuốc chống đông máu.
Dùng thuốc chống đông máu
Trong trường hợp những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua xuất phát từ nguyên nhân do rung tâm nhĩ (nhịp tim bất thường hình thành nên những cục máu đông di chuyển đến não) được khuyên dùng thuốc chống đông máu.
Có một lưu ý là thuốc chống đông máu và thuốc chống tập kết tiểu cầu không nên sử dụng kết hợp với nhau bởi sẽ làm tăng nặng nguy cơ chảy máu và đột quỵ.
Dùng thuốc hạ huyết áp
Việc tụt huyết áp khiến cho lưu lượng máu lưu thông đến não bị giảm. Dùng thuốc giúp kiểm soát, ổn định huyết áp là cách giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát và chứng mất trí nhớ tạm thời.
Thực hiện phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật là lựa chọn của người bệnh bị thiếu máu não thoáng qua do hẹp động mạch cảnh. Đối với những người bị hẹp động mạch cảnh, có tới 50- 99% động mạch cảnh bị tắc cần phải tiến hành để phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh.
Việc phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc biện pháp đặt stent động mạch cảnh sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tây y mang lại hiệu quả nhanh nhờ giảm triệu chứng, song thực tế do không tác động sâu đến căn nguyên gây bệnh nên hiệu quả thường không được lâu dài, dễ tái phát, tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn.
VI - Chăm sóc & phòng ngừa chứng thiếu máu não cục bộ như thế nào?
Để những cơn thiếu máu não thoáng qua không còn là nỗi phiền toái cho cuộc sống chúng ta cần thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên. Bao gồm các điều sau:
- Dừng hút thuốc: việc ngừng hoặc hạn chế hút thuốc giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định: việc cơ thể thừa cân góp phần làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, tiểu đường. Chính vì vậy chúng ta cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định.
- Hạn chế cholesterol và chất béo trong chế độ ăn uống giúp làm giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Ngoài ra cũng nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau củ quả bởi nguồn thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali. folate và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ.
- Hạn chế natri: nếu bạn bị huyết áp cao nên tránh ăn mặn nhiều. Lượng natri dư thừa có thể gây tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị thiếu máu não thoáng qua.
- Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách đơn giản, hiệu quả giúp kiểm soát, ổn định huyết áp mà không cần dùng đến thuốc.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như cao huyết áp bằng chế độ kiêng khem hợp lý, tập thể dục, kiểm soát cân nặng cũng như dùng thuốc khi cần.
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua nếu như thường xuyên bị bỏ qua sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta khi phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu cần tìm và áp dụng đúng phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.