Tại sao phụ nữ bị ớn lạnh sau sinh? Triệu chứng & cách khắc phục

06-06-2023 17:41:01

Ớn lạnh sau sinh là tình trạng hay gặp ở nhiều phụ nữ sau sinh, kể cả là đẻ thường hoặc đẻ mổ. Vậy nguyên nhân sau sinh bị ớn lạnh do đâu? Triệu chứng và biện pháp khắc phục ở phụ nữ bị ớn lạnh sau sinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về vấn đề này.

I - Tại sao phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh

Nguyên nhân chính xác của tình trạng ớn lạnh sau sinh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sau sinh bị ớn lạnh phần lớn do cơ thể mẹ có nhiều biến đổi sau khi vượt cạn, cụ thể chứng ớn lạnh ở mẹ bỉm sữa liên quan đến một số yếu tố như sau:

- Mất một lượng máu đáng kể sau khi vượt cạn:

Theo chuyên gia, sau mỗi lần vượt cạn thì trung bình mỗi người phụ nữ mất khoảng 300-500 ml, hoặc thậm chí là nhiều hơn. Lượng máu bị giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tuần hoàn trên cơ thể. Lúc này cơ thể mẹ bị giảm thân nhiệt và gây tình trạng người ớn lạnh, nổi gai ốc.

- Thay đổi nội tiết tố sau sinh:

Sau sinh, nồng độ progesterone và estrogen sụt giảm nghiêm trọng khiến mạch máu co lại. Việc xuất hiện triệu chứng ớn lạnh sau sinh do giảm lưu thông tuần hoàn máu khiến cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt.


- Suy giảm sức đề kháng:

Cơ thể phụ nữ sau sinh thường yếu ớt hơn mức bình thường do mất nhiều máu sau. Ngoài ra những cơn đau về thể xác sau lần vượt cạn hoặc ngày tháng thức đêm để trông con khiến cơ thể mẹ kiệt quả. Lúc này, sức đề kháng của mẹ suy giảm tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút tấn công và gây các bệnh nhiễm trùng (cảm cúm, cảm lạnh).

- Thói quen ở cữ không đúng cách:

Nhiều mẹ hay áp dụng cách ở cữ không đúng khoa học (do thói quen từ thế hệ trước truyền miệng lại) như kiêng tắm rửa, hạn chế vệ sinh thân thể… cũng làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh.

II - Dấu hiệu nhận biết chứng ớn lạnh sau sinh

Không khó để phát hiện ra chứng ớn lạnh sau sinh, mẹ bỉm sữa có thể quan sát trạng thái cơ thể để có biện pháp điều trị kịp thời.

- Cơ thể mẹ có thể run rẩy khó kiểm soát: trong một số trường hợp hai hàm răng không ngừng va liên tục vào nhau vì cảm thấy ớn lạnh.

- Đau nhức đầu:

Khi bị ớn lạnh sau sinh, mạch máu co lại làm cho tuần hoàn máu tới não bộ và các cơ quan khác bị suy giảm. Từ đó, nguy cơ đau nhức đầu, đau nửa đầu kéo dài có nguy cơ gia tăng.

- Hắt hơi, sổ mũi, đau họng:

Nếu cơ thể bị nhiễm lạnh tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển tại vùng mũi họng gây tình trạng viêm nhiễm. Giai đoạn này, cơ thể mẹ xuất hiện triệu chứng đau họng kèm hắt hơi, sổ mũi khó chịu.

- Mệt mỏi, đôi khi là sốt nhẹ:

Sau sinh con sức khỏe của mẹ bị bào mòn nghiêm trọng, việc này đồng nghĩa với nguy cơ mệt mỏi hoặc sốt do các nhân tố bên ngoài gây ra.

III - Bị ớn lạnh sau sinh có ảnh hưởng gì không?

Trong nhiều trường hợp, ớn lạnh sau sinh là phản ứng bình thường do sự thay đổi của cơ thể sau sinh (mất máu sau sinh, thay đổi nội tiết tố). Tình trạng này có thể có thể giảm dần và tự khỏi được nên mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu sau sinh hay bị ớn lạnh là do yếu tố bên ngoài tác động (do vi rút, vi khuẩn tấn công hoặc nhiễm lạnh do sinh hoạt không đúng cách) và không kiểm soát tốt dễ xảy ra biến chứng. Một số triệu chứng mà mẹ bỉm có thể gặp phải như:

  • Mẹ gặp tình trạng ít sữa hoặc tắc sữa khiến bầu ngực căng tức và ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi con.
  • Ớn lạnh sau sinh nhưng mẹ không uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Việc này khiến mẹ đối diện với tình trạng bệnh trở nặng, phát triển thành viêm phế quản, viêm xoang.
  • Dịch nhầy ở cuống họng chảy xuống đại tràng gây bệnh đau đại tràng.
  • Mẹ bị ớn lạnh có nguy cơ lây nhiễm sang con khiến sức khỏe con bị tổn hại.

IV - Cách chữa trị khi bị ớn lạnh sau sinh

Lạnh người sau sinh có thể tự hết nhưng nếu để kéo dài vì gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Đặc biệt tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý (cảm cúm, cảm lạnh) hoặc suy nhược cơ thể ở phụ nữ sau sinh.

Vì vậy, mẹ bỉm sữa có thể bỏ túi cho mình một số biện pháp chữa trị ớn lạnh sau sinh như sau để sớm thoát khỏi hiện tượng này:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và không nên thức khuya.
  • Làm ấm nóng đồ ăn, nước uống trước khi sử dụng: Nhiệt độ từ đồ ăn, thức uống ấm nóng có tác dụng ngăn chặn tình trạng ớn lạnh diễn biến xấu đi.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có tác dụng tăng thân nhiệt: cháo thịt bò, cháo hành tía tô, cam quýt, dưa hấu… là những loại thực phẩm tốt để giữ thân nhiệt ổn định cho mẹ sau sinh đang ớn lạnh.
  • Giữ vệ sinh đúng cách sau khi vượt cạn: Trong 3 tháng đầu sau sinh, mẹ nên thường xuyên sử dụng nước ấm để tắm rửa, tuy nhiên nên tắm ở phòng kín gió và lau khô cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh nặng thêm.
  • Bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng: Một trong những lý do gây ra ớn lạnh sau sinh là suy giảm sức đề kháng khiến mầm bệnh bên ngoài xâm nhập và gây sốt ớn lạnh.

Theo quan điểm của Đông Y, sức đề kháng có mối liên hệ mật thiết với nguyên khí và vệ khí. Nguyên khí là năng lượng gốc của cơ thể, kích thích hoạt động của tạng phủ do cha mẹ truyền lại. Vệ khí bắt nguồn từ dương khí do thận sinh ra, có chức năng làm ấm tạng phủ, đóng mở tuyến mồ hôi và ngăn ngừa ngoại tà xâm nhập.

Khi nguyên khí và vệ khí bị hư tổn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lục tà xâm nhập và gây bệnh. Lục tà bao gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (sự khô hanh), hỏa (nhiệt), gây ra các bệnh ngoại cảm bao gồm bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm.

Các bệnh lý này có triệu chứng chủ yếu là sốt ớn lạnh, gai người, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Đông Y tăng cường sức đề kháng bằng cách nâng cao nguyên khí và vệ khí, tác động đến các cơ quan miễn dịch tự nhiên và bồi bổ khí huyết để giải quyết tình trạng ớn lạnh sau sinh.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông Y nào cũng mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là có những sản phẩm quảng cáo sai sự thật, thổi phồng tác dụng nhưng chưa được kiểm chứng về chất lượng.

Chỉ có Viên Uống Giảm Suy Nhược Cơ Thể của Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 mới thật sự đem lại hiệu quả vượt trội trong việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Từ đó mới giải quyết được tình trạng phụ nữ sau sinh bị ớn lạnh.

Sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được trao tặng Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

V - Cách bảo vệ cơ thể phòng ớn lạnh sau sinh

Bảo vệ cơ thể là việc làm rất quan trọng giúp mẹ bỉm sữa có thể phòng ngừa ớn lạnh sau sinh. Đồng thời giúp mẹ bỉm nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường khả năng phục hồi sau khi vượt cạn. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa ớn lạnh sau sinh như:

1. Giữ ấm cơ thể trong thời tiết mùa đông

Giữ ấm vào mùa đông là cách bảo vệ cơ thể cần thiết để tránh bị ớn lạnh sau sinh. Mẹ nên trang bị cho mình quần áo ấm, mũ len, khăn quàng để chống chọi được với thời tiết giá lạnh.

Ngoài ra, khi đi ra ngoài trời lạnh, mẹ nên đeo khẩu trang vải để bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bị nhiễm lạnh. Nếu nhiệt độ giảm quá sâu, mẹ hãy sử dụng lò sưởi hoặc điều hòa không khí để kiểm soát nhiệt độ trong không gian sống của mình.

2. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất giúp mẹ bù đắp lại lượng lại máu đã mất, thúc đẩy sự phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Từ đó, giúp duy trì tuần hoàn máu và thân nhiệt ổn định cho phụ nữ.

Mẹ có thể tham khảo một số nguyên tắc ăn uống khoa học như sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: ưu tiên thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhiều chất đạm, chất béo lành mạnh và tinh bột.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều vào một bữa vì có thể gây chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm không lành mạnh như: đồ nướng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm tái, đồ ăn không hợp vệ sinh.

3. Ngâm chân bằng nước ấm

Nếu mẹ bỉm sữa sinh con vào ngày mùa đông, thì hãy chú tới đôi bàn chân của mình. Bởi đây là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể, dễ bị nhiễm lạnh và có thể lan rộng tới toàn bộ cơ thể.

Vì vậy, để tăng khả năng giữ ấm của cơ thể vào mùa đông thì chị em sau sinh có thể ngâm chân bằng nước ấm.

Mẹ có thể thêm một chút muối vào chậu nước ấm ngâm chân. Sau đó, cho chân vào chậu nước ấm và ngâm trong khoảng 10 - 15 phút. Lưu ý, bạn không nên ngâm vào chậu nước quá nóng vì có thể làm tổn thương da chân.

Ngoài ra, mẹ có thể bảo vệ đôi chân bằng cách đeo tất vớ bằng len, sợi bông để dễ dàng thay giặt.

4. Rèn luyện cơ thể mỗi ngày

Sau khi sinh nở, mẹ bỉm sữa nên vận động cơ thể mỗi ngày để tăng cường lưu thông khí huyết, kiểm soát thân nhiệt ổn định và tránh bị ớn lạnh rùng mình.

Ngoài ra, rèn luyện thân thể mỗi ngày còn là cách hiệu quả phòng ngừa táo bón sau sinh - tình trạng hay gặp phổ biến ở chị em.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh nên vận động nhẹ nhàng bằng các hình thức như: đi bộ, tập yoga…

Phụ nữ bị ớn lạnh sau sinh tuy không quá nguy hiểm, tuy nhiên các mẹ bỉm sữa cũng không nên chủ quan và cần khắc phục từ sớm để tránh biến chứng. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho chị em những kiến thức hữu ích để duy trì thể trạng ổn định sau hành trình vượt cạn.

 

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //