Tại sao người trẻ chuộng trả góp hơn mua đứt sản phẩm?

28-06-2022 11:41:13

Hiện nay, người tiêu dùng trẻ đang có xu hướng lựa chọn mua trả góp nhiều hơn so với việc bỏ ra một số tiền lớn để mua hẳn một sản phẩm. Lý do dẫn đến xu hướng này là gì? Phải chăng có một lợi ích nào đó đang thúc đẩy họ chuyển sang trả góp nhiều hơn? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết sau đây.

Chọn mua trả góp vì tài chính chưa dư dả

Người tiêu dùng trẻ hiện nay thuộc thế hệ Millennials và thế hệ Z. Họ là những người vừa mới gia nhập hoặc đang trong độ tuổi lao động. Chiếm một phần trong số này là những người vừa mới đi làm, mức lương chưa dư dả và cũng đang học cách cân bằng giữa chi tiêu và thu nhập. Các chi phí sinh hoạt thiết yếu như tiền nhà ở, ăn uống, các loại hóa đơn định kỳ đã tiêu tốn kha khá ngân sách của họ, chưa kể đến việc cần phải gửi tiền cho gia đình hay các chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc bản thân khác. 

Đây cũng chính là lý do thúc đẩy người tiêu dùng trẻ sử dụng hình thức trả góp khi cần mua những sản phẩm giá trị cao để phục vụ công việc và cuộc sống. Với phương pháp này, họ sẽ chỉ cần trả trước một khoản nhỏ, hoặc không cần trả trước là đã có thể sở hữu và dùng ngay sản phẩm. Số tiền mua hàng sẽ được chia đều ra hàng tháng và trả dần, giúp gánh nặng tài chính hàng tháng của bạn trẻ giảm đi đáng kể. 


Trả góp giúp người tiêu dùng trẻ mua sắm vật dụng cần thiết khi tài chính chưa dư dả

Trả góp sẽ hiệu quả hơn việc tiết kiệm tiền để mua sản phẩm

Luôn có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng nhưng đến cuối tháng vẫn không dư được gì là một vấn đề thường thấy ở không ít bạn trẻ. Một trong những lý do cho việc này chính là họ chưa thật sự kỷ luật với bản thân, chưa kể người trẻ hiện nay có xu hướng chi tiêu phóng khoáng và mạnh tay hơn so với các thế hệ trước.

Do đó để kế hoạch mua sản phẩm mình mong muốn không bị “đổ bể” hoặc mãi chỉ là kế hoạch, nhiều bạn trẻ đã sử dụng trả góp để sở hữu ngay sản phẩm đó. Khoản tiền đáng ra phải tiết kiệm dài hạn đã được chuyển đổi thành những khoản trả góp hằng tháng, giúp kế hoạch “tiết kiệm” trở nên thiết thực và hiệu quả hơn.


Trả góp như một hình thức tiết kiệm đảo ngược

Trả góp vì sự tiện lợi khi mua sắm trực tuyến

Sau đại dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến dần trở thành xu hướng chủ đạo. Bất kể mặt hàng nào từ đồ điện tử, thời trang cho đến việc mua thực phẩm hằng ngày cũng có thể đặt hàng online và được giao đến tận nhà. Kéo theo đó là hình thức thanh toán không tiền mặt “lên ngôi”. Phương thức trả góp cũng được tích hợp song song để hỗ trợ người dùng mua sắm thuận tiện hơn khi tài khoản không đủ số dư hoặc không sở hữu thẻ tín dụng.

Ngoài các đơn vị cung cấp dịch vụ trả góp truyền thống, với sự góp mặt của các ứng dụng công nghệ tài chính mà việc trả góp đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Thay vì phải ra tận nơi giao dịch để làm thủ tục, người tiêu dùng hoàn toàn có thể đăng ký và mua trả góp online 100% thông qua smartphone hoặc máy tính.


Tận dụng trả góp như một kế hoạch chi tiêu

Ngoài ra việc trả góp hiện nay cũng được áp dụng cho đa dạng sản phẩm và ngành hàng hơn trước. Góp phần giúp người trẻ chi tiêu linh hoạt hơn, thay vì sử dụng khoản tiền có sẵn họ có thể dàn chi phí thành các khoản nhỏ và trả dần theo kỳ hạn.

Một số ứng dụng cũng có giao diện dễ nhìn, hiển thị chi tiết các khoản đã chi và thời hạn cần chi trả, giúp người dùng quản lý các khoản chi tốt hơn. Đơn cử như ứng dụng Kredivo của công ty công nghệ tài chính FinAccel đến từ Indonesia.


Ứng dụng Kredivo có giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Ứng dụng Kredivo cho phép  người dùng có thể thanh toán trả sau hoặc mua trả góp tại các đối tác như FPT Shop, CellphoneS, S52, Mytour, Divui, Happy Skin, FoodMap, Haravan, Xinh Tuoi Online, Kolabuy, Uglee, Actgold, Anhkhoikids, Mypham.vip, Mỹ Phẩm N và nhiều đơn vị khác.

Có thể thấy, những ưu điểm mà hình thức trả góp mang lại đã góp phần giúp người dùng trẻ chi tiêu linh hoạt và hiệu quả hơn. Không cần chờ đến kỳ lương hay khoản tiết kiệm đủ nhiều, người dùng đã có thể sở hữu ngay sản phẩm và chi trả có kế hoạch thông qua khoản phí cố định hằng tháng.

PV
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //