Phải làm sao để giải quyết dứt điểm tình trạng ngạt mũi ở trẻ em?

15-02-2022 20:47:33

Ngạt mũi ở trẻ em là hiện tượng vô cùng phổ biến, khiến không ít phụ huynh lo lắng. Tuy không phải triệu chứng nguy hiểm nhưng không phải ai cũng có cách xử lý dứt điểm.

Ngạt mũi ở trẻ em rất dễ gặp

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngạt mũi kèm với hắt hơi sổ mũi tái đi tái lại. Do hệ miễn dịch của bé đang ở trong quá trình phát triển nên dễ bị nhiễm vi trùng hơn. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ đi học rất dễ bị lây bệnh của bạn học cùng lớp. Tuy nhiên tình trạng ngạt mũi kéo dài ở trẻ khiến không ít mẹ đau đầu vì không điều trị dứt điểm được cho bé.

Ngạt mũi ở trẻ em là gì?

Ngạt mũi ở trẻ em là khi các mô lót trong mũi bị sưng

Ngạt mũi ở trẻ em hay tắc mũi là tình trạng khi các mô lót trong mũi bị sưng lên do mạch máu bị viêm dẫn đến tình trạng khó hít thở được bình thường. Đôi khi ngạt mũi cũng có thể do sổ mũi hoặc chảy mũi sau. Nếu có đờm dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng có thể kéo theo ho hoặc đau họng.

Ngạt mũi có thể kèm theo hiện tượng đau đầu và đau nhức các xoang mũi. Thường bố mẹ sẽ cho rằng bé bị ngạt mũi là do quá nhiều đờm dư thừa trong khoang mũi của bé tuy nhiên thường đây là do các mô lót bên trong mũi bị sưng.

Thông thường ngạt mũi ở trẻ em xuất phát từ cảm lạnh thông thường. Ngạt mũi khiến trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất khó chịu vì ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và khiến bé khó ăn uống và bú sữa được như bình thường. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự động biến mất.

Thường hiện tượng ngạt mũi ở trẻ sẽ biến mất chỉ sau khoảng một tuần tuy nhiên nếu vẫn xuất hiện hàng ngày thì có thể là do bé bị dị ứng hoặc nhạy cảm với phấn hoa, khói thuốc hoặc lông thú.

Các phương pháp cho mẹ giải quyết tình trạng ngạt mũi ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ bị ngạt mũi tái đi tái lại có thể áp dụng một số biện pháp sau để trị tắc nghẽn cho bé:

1. Hút rửa mũi cho trẻ

Nên dùng dụng cụ hút rửa mũi cho bé

Bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút rửa mũi cho bé để giúp giải quyết tình trạng ngạt mũi cho bé. Trước khi hút rửa mũi bố mẹ nên ngâm ấm nước muối cho bằng với nhiệt độ cơ thể bé để cho trẻ không quá khó chịu khi hút.

Để rửa mũi cho bé mẹ cần:

  • Đặt trẻ nằm ngửa đặt một chiếc khăn ở bên dưới vai của bé.
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi của bé.
  • Lấy dụng cụ hút mũi hút hết đờm mũi dư thừa từ phía bên mũi còn lại của trẻ.
  • Hút rửa mũi cho tới khi dung dịch mũi hút ra trong.

Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hoặc mua máy hút mũi cho bé.

2. Xông mũi cho bé

Sử dụng hơi nước ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy đặc và giúp cho trẻ em hít thở dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể cho bé tắm nước ấm cho thông thoáng khoang mũi cho con.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể xông mũi cho bé bằng hơi nước nóng hoặc nước nóng có tinh dầu. Sử dụng tinh dầu tràm hoặc dầu gió có thể giúp giải quyết tình trạng ngạt mũi cho bé.

3. Thay đổi tư thế ngủ

Hầu hết trẻ em bị ngạt mũi có thể tệ hơn khi ngủ

Ở hầu hết trẻ em thì tình trạng ngạt mũi khi ngủ sẽ trở nên tệ hơn nhiều. Bởi khi nằm xuống, các khoang trong mũi không được thông thoáng như thông thường. Trẻ nhỏ có thể khát nước hơn vào ban đêm khi bị nghẹt mũi bởi chúng phải há miệng khi ngủ.

Bố mẹ có thể giúp cho bé dễ ngủ hơn khi ngạt mũi bằng cách kê cao đầu bé lên thêm một chiếc gối nữa để giảm tình trạng ngạt mũi.

4. Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn

Hãy đảm bảo nhà của bạn không có nấm mốc, không có mùi hương nồng hoặc tinh dầu. Một số bé dễ bị dị ứng với lông thú cưng hoặc phấn hóa vì thế mẹ nên đóng cửa sổ, hút bụi trong nhà thường xuyên. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể mua máy lọc không khí sử dụng trong phòng để loại bỏ các loại bụi bẩn không nhìn thấy.

5. Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ

Nhỏ nước muối sinh lý cho bé giúp giảm viêm hiệu quả

Nhỏ nước muối sinh lý mỗi bên từ 2 – 3 giọt sẽ giúp làm giảm viêm và loãng chất nhầy trong mũi. Bố mẹ nên nhỏ cách nhau mỗi lần vài giờ để giúp làm thông thoáng khoang mũi cho bé và giảm sưng trong các mô mũi.

6. Sử dụng máy phun sương

Bạn có thể sử dụng máy phun sương ở gần trẻ nhỏ vào ban đêm. Máy phun sương sẽ cung cấp độ ẩm cho không khí giúp làm loảng chất nhầy và giảm nghẹt mũi cho bé.

7. Hướng dẫn trẻ xì mũi

Sau khi bạn đã cấp đủ độ ẩm cho khoang mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc dùng máy phun sương thì nên hướng dẫn trẻ xì mũi để thông thoáng mũi hơn. Trẻ từ 2 tuổi trở lên là có thể hướng dẫn bé biết cách xì mũi.

8. Cho bé uống nhiều nước

Mẹ nên chú ý cho con uống nước ấm và các loại đồ uống khác để đảm bảo trẻ luôn đủ nước. Đặc biệt cho bé ăn súp gà có thể giúp cho bé giảm nghẹt mũi khá hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị nghẹt mũi ở trẻ

Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông ngạt mũi cho bé

Nếu như mẹ áp dụng nhiều mẹo chữa ngạt mũi cho con ở nhà không có hiệu quả thì có thể cần hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc cho bé. Tuy nhiên mẹ nên nhớ một số lưu ý sau trước khi dùng thuốc:

  • Không được tự ý sử dụng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh không kê đơn của trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bởi nếu cảm lạnh do vi rút thì có thể sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả mà lại đi kèm tác dụng phụ cho bé.
  • Đối với trẻ lớn hơn có thể sử dụng thuốc thông mũi không kê đơn để giảm nghẹt mũi. Thuốc thông mũi có thể làm co mạch máu ở khắp cơ thể chứ không riêng mạch máu ở niêm mạc mũi. Vì thế mẹ không nên cho trẻ sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày liên tục.
  • Thuốc kháng histamine có hiệu quả trong việc giảm chất nhầy trong mũi của trẻ tuy nhiên đây chỉ là trị triệu chứng chứ không phải trị bệnh từ gốc.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh không thể chữa khỏi được cảm lạnh thông thường tuy nhiên có thể giúp giảm nghẹt mũi nếu xuất phát từ nhiễm trùng. Ví dụ như bị viêm xoang gây tắc ngạt mũi ở trẻ thì có thể sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.

Cảm lạnh gây ngạt mũi ở trẻ sẽ cải thiện chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh của bé trở nên xấu đi, trẻ bị sốt cao hoặc nghẹt mũi kéo dài thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh và được kê thuốc điều trị.

Phụ huynh cũng cần lưu ý là với tình trạng ngạt mũi ở trẻ em tái phát nhiều lần do bệnh viêm xoang mũi thì các biện pháp hỗ trợ điều trị ngạt mũi chỉ giải quyết được “phần ngọn”. Muốn giải quyết tình trạng ngạt mũi, cần can thiệp từ nguyên nhân, đó là bệnh viêm xoang mũi.

Thuốc Xoang Đông y giúp giảm và phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ em

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi là do chính khí hư tà khí thừa cơ xâm phạm, và ngoại tà xâm phạm lâu dần hóa hỏa, hỏa thiêu đốt tân dịch, gây đàm trọc làm tắc nghẽn mũi. Đông y có nhiều bài thuốc giúp trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả. Tiêu biểu nhất là bài thuốc Đông y bí truyền có tác dụng thông mũi, tiêu viêm. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Với tình trạng ngạt mũi ở trẻ em do bệnh viêm mũi xoang, phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ dùng thuốc Xoang Đông y để trị bệnh từ nguyên nhân, kết hợp với các biện pháp xịt mũi, sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Zenko để làm sạch mũi, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Xoang Đông y và dung dịch vệ sinh mũi đều có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

Thuốc Xoang Nhất Nhất

Thông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //