Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có gì đặc biệt?
Trào ngược dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát, ợ chua vô cùng khó chịu. Tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản có những loại thuốc gì.
Tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
MỤC LỤC:
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
Dịch vị là axit trong dạ dày, vốn có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, nhưng do nhiều nguyên nhân khiến axit trào lên trên thực quản, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Cơ hoành và van phía dưới thực quản suy yếu
Cơ hoành và van thực quản giúp ngăn cách dạ dày và thực quản. Khi chúng suy yếu hoặc không hoạt động hiệu quả, dịch vị dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.
Dịch vị, axit dạ dày quá nhiều
Dịch vị, axit dạ dày quá nhiều có thể là do thói quen ăn uống không lành mạnh, stress, hoặc một số tình trạng y tế khác.
Cơ dạ dày hoạt động kém
Nếu cơ dạ dày hoạt động kém sẽ khiến dịch vị ở trong dạ dày lâu hơn, tăng nguy cơ trào ngược.
Tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản để điều trị hiệu quả
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến:
Đau ngực
Đau thường xuất phát từ phía sau xương ức và có thể lan ra cổ, vai hoặc cánh tay.
Đau kèm cảm giác nặng nề hoặc như có một cục đá ở giữa ngực.
Nóng rát ngực
Cảm giác nóng rát có thể kèm theo bỏng, nóng ở vùng ngực.
Thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa.
Ợ chua
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Ợ chua kèm cảm giác đắng hoặc chát trong miệng.
Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa.
Đau họng, viêm họng
Cảm giác gặp khó khăn khi nuốt.
Viêm họng là do dịch vị, axit dạ dày gây kích ứng họng.
Vấn đề về tiêu hóa
Khó tiêu: Cảm giác bị đầy bụng hoặc khó chịu sau khi ăn.
Buồn nôn hoặc nôn: Đặc biệt sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát.
1. Dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày
Thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày thực quản thường được chia thành hai loại chính: thuốc kháng axit và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc kháng axit
Inhibitor bơm proton (PPIs): Là loại thuốc kháng axit mạnh, ức chế sản xuất axit trong dạ dày.
H2 blockers: Thuốc này làm giảm lượng axit dạ dày bằng cách ức chế tác động của histamine lên tế bào sản xuất axit.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Antacids: Làm giảm axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Gaviscon: Là một loại thuốc kết hợp, kết hợp antacid và chất làm dày để tạo ra lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc giảm co thắt dạ dày, thuốc kháng sinh khi cần thiết.
Thuốc giảm co thắt dạ dày
Thuốc giảm co thắt dạ dày thường được sử dụng để giảm co thắt cơ bất thường trong dạ dày và hệ thống tiêu hóa.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp trào ngược axit dạ dày thực quản có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng như vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
Việc sử dụng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị và kiểm soát trào ngược axit dạ dày thực quản tốt hơn.
Người bị trào ngược axit dạ dày cần phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau
2. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
Nâng cao đầu giường khi ngủ hoặc kê thêm một chiếc gối để nâng cao phần thân trên khi nằm, giúp giảm nguy cơ trào ngược axit.
Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh nằm nghỉ luôn, để giảm trào ngược axit dạ dày.
Tránh ăn quá no: Mỗi bữa nên ăn ít, ăn vừa đủ no, có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược axit.
Tránh thức ăn gây kích thích và làm tăng axit: Tránh gia vị chua, cay, thức ăn nhiều chất béo, cà phê, rượu bia…
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có thể giúp giảm cân, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể, điều này có thể giúp kiểm soát triệu chứng trào ngược axit.
Tránh áp lực lên dạ dày: Tránh mặc quần áo chật và hạn chế sử dụng đai dây để giảm áp lực lên dạ dày.
3. Dùng thuốc dạ dày Đông y
Đông y có bài thuốc trị bệnh dạ dày giúp giảm tình trạng đầy hơi, ợ chua hiệu quả. Bài thuốc này gồm các vị thuốc như bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì…
Bài thuốc có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Nhờ tác dụng 4 trong 1 nên bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén (ví dụ: Dạ Dày Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT
|