Những điều kiêng kỵ ngày Tết cần tránh để không “dông” cả năm
Những điều kiêng kỵ ngày Tết từ ngày xưa đến nay vẫn được lưu truyền và được nhiều người tin tưởng với mong muốn năm mới thuận lợi, may mắn.
Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết
Trong số những điều kiêng kỵ ngày Tết, rất nhiều người đến nay vẫn tin theo việc kiêng quét nhà suốt 3 ngày đầu năm mới. Người Việt quan niệm, quét nhà ngày Tết là quét luôn tiền bạc ra khỏi nhà, khiến Thần Tài đi mất. Do đó, dù bận rộn tới đâu, gia đình nào cũng phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ trước lúc giao thừa.
Người Việt có vô số những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán
Kiêng vay mượn, trả nợ
Chỉ trong những trường hợp vô cùng cấp thiết, người Việt mới tính đến chuyện vay mượn, trả nợ trong những ngày đầu năm mới. Theo phong tục dân gian, nếu mượn đồ đạc hoặc vay tiền, trả nợ vào 3 ngày Tết sẽ khiến gia chủ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần cả năm.
Kiêng thịt vịt, cá mè, thịt chó
Không chỉ là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết, người ta còn kiêng ăn các thực phẩm này trong cả dịp đầu tháng để tránh bị xui rủi, vận đen đeo bám.
Kiêng làm vỡ đồ đạc
Ông bà ta cho rằng, từ “bể”, “vỡ” mang hàm ý chia ly, xa cách. Do đó, người lớn thường khuyên con cháu ngày Tết làm gì cũng cần nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh rơi vỡ đầu năm để quan hệ trong gia đình được thuận hoà, bền chặt.
Kiêng ra đường vào ngày xấu
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5, 14 và 23 tháng Giêng là ngày xấu, không thích hợp với việc đi chơi, đi buôn, làm chuyện trọng đại.
Kiêng mặc đồ màu đen, trắng
Trong những điều kiêng kỵ ngày Tết có việc tránh mặc trang phục tối màu
Người xưa tin rằng, màu đen và màu trắng là sắc màu của sự chết chóc, tang lễ, u buồn. Do đó, đầu năm cần tránh mặc trang phục có 2 màu này mà nên chọn đồ màu rực rỡ, tươi sáng để cả năm vui vẻ, may mắn.
Kiêng la mắng, cãi vã, nói xấu người khác
Đây là những điều kiêng kỵ ngày Tết để tránh những ồn ào, mâu thuẫn không đáng có và tránh đem đến nỗi buồn cho người khác. Nhất là trong những ngày Tết, ai cũng e ngại chuyện xô xát, to tiếng vì không muốn năm mới bị xui xẻo. Thay vào đó, mọi người luôn cố gắng nói những điều tốt đẹp nhất.
Kỵ mai táng
Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui chung của toàn dân tộc, thời điểm bắt đội cho sự hanh thông của cả một năm dài nên có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, các gia đình phải tạm gác chuyện buồn riêng để hoà cũng cái vui chung, đồng thời tránh mọi xui xẻo trong năm mới.
Cũng vì thế mà có tục cất khăn tang trong 3 ngày Tết, một số gia đình không may có người mất thường kiêng phát tang mùng 1 Tết. Ngoài ra, nhà nào có tang thường kiêng đi chúc Tết mọi người, trái lại bà con làng xóm lại cần đến nhà người đó an ủi.
Nên chọn lọc trong những điều kiêng kỵ ngày Tết để loại bỏ các tục mê tín
Kiêng cho lửa
Quan niệm dân gian tin rằng, lửa màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn. Do đó, nếu cho ai bất kỳ cái gì có màu đỏ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, cả năm ới sẽ gặp nhiều điều không tốt.
Kiêng cho nước
Tương tự như lửa, nước được ví như nguồn tài lộc, chẳng thế mà từ xưa đã có câu chúc Tết “Tiền vào như nước”, nếu cho nước đầu năm là coi như cả năm mất hết lộc. Không chỉ kiêng cho nước, các gai đình còn chú ý đổ đầy nước vào bể, vại hoặc chum với mong muốn năm mới nhiều tài lộc, tiền bạc.
Trong số những điều kiêng kỵ ngày Tết nói trên, có nhiều điều vẫn được lưu truyền đến tận hôm nay, tạo nên nét riêng cho ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, những quan niệm thiếu khoa học, có tính mê tín dị đoan nên được loại bỏ, tránh vận dụng một cách mù quáng.