Bác sĩ chỉ nguyên tắc rửa mũi đúng chuẩn, nhà có trẻ nhỏ nhất định phải biết điều này

17-03-2017 11:11:12

Vệ sinh rửa mũi cho bé là việc làm cần thiết để tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách thì không phải mẹ nào cũng nắm được.

Clip trên trang cá nhân của một mẹ bỉm sữa về cách rửa mũi, hút mũi cho con bằng xi lanh tự chế đã gây sốt cộng đồng mạng, đặc biệt là các mẹ đang nuôi con nhỏ.

Đoạn clip dài khoảng 1 phút ghi lại hình ảnh một người phụ nữ một tay bế con còn tay kia sử dụng một ống xi lanh loại 10ml, đầu xi lanh đã được “chế” để bơm nước muối sinh lý vào mũi cho bé.

Khi người phụ nữ dùng xi lanh xịt mạnh vào lỗ mũi của bé thì ở phía bên trái, nước muối sinh lý kèm dịch nhầy tắc trong khoang mũi tràn ra rất nhiều.

Một trong số những clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng

Cách rửa mũi này gây nhiều ý kiến tranh cãi của các mẹ bỉm sữa. Nhiều người cho rằng khi dùng xi lanh rửa mũi cho con sẽ làm tổn thương mũi, tổn thương hệ hô hấp. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng cách rửa mũi này an toàn và rất hiệu quả. Thậm chí nhiều mẹ còn cho rằng việc làm này chính là “bí kíp” khiến con của  mẹ đó cả năm không phải dùng viên kháng sinh nào.

Thực ra, trong y học, lấy đờm đông ở phế quản là một thủ thuật bình thường, cơ bản rất tốt và cần thiết. Tuy nhiên việc làm này phải được thực hiện với dụng của đạt chuẩn và thao tác chuyên nghiệp. Khi các mẹ rửa mũi bằng các dụng cụ tự chế tại nhà, dụng cụ đó không được vô trùng bằng các cách rửa thông thường. Như vậy vô tình, mẹ đang tự bơm vi rút, vi khuẩn vào gây viêm đường hô hấp của trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 

Bàn về vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) cho biết: “Dùng xilanh để bơm trực tiếp nước muối sinh lý vào mũi trẻ rất nguy hiểm”.  Xi lanh là dụng cụ y tế có áp lực cao dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ.

Việc hút mũi, bơm rửa cho trẻ áp lực không chính xác, nếu mạnh quá sẽ gây tổn thương niêm mạc. Đó là chưa kể đến việc các loại xilanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, xước niêm mạc nghiêm trọng ở mũi trẻ. Không những thế, phản xạ nuốt của bé còn yếu, bơm nhanh có thể làm bé bị sặc vào phổi. 

Đồng quan điểm, lương y Nguyễn Ngọc Đông, người nắm giữ trong tay bài thuốc gia truyền đã chữa khỏi cho hàng trăm nghìn bệnh nhân viêm xoang cho biết, việc vệ sinh xoang mũi khi bị bệnh là điều cần thiết, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm xoang mũi dị ứng. Việc này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, xổ mũi.

Tuy nhiên, việc dùng xi lanh tự chế để vệ sinh cho trẻ nhỏ như trong clip mô tả là điều không nên – Lương y Đông chia sẻ.

Nếu muốn rửa mũi, phụ huynh chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đây là một thiết bị được bán khá nhiều tại các bệnh viện, của hàng và hiệu thuốc uy tín.

Lương y Nguyễn Ngọc Đông

Lương y Nguyễn Ngọc Đông cũng chỉ ra một số nguyên tắc đối với việc vệ sinh mũi tại nhà. Theo đó, việc đầu tiên các mẹ cần chú ý là không dùng nước lạnh để nhỏ vệ sinh mũi cho trẻ, đặc biệt là vào tiết trời mùa đông lạnh như thế này.

Việc dùng nước lạnh đột ngột bơm vào mũi trẻ sẽ khiến cơ thể điều tiết để sưởi ấm không khí, dẫn đến dòng máu đổ dồn vào cuống mũi nhiều hơn, làm nở cuống mũi và gây ngạt.

Do đó nếu rửa nước muối lạnh, đặc biệt là mùa đông sẽ làm ngạt mũi nhiều hơn và khó chịu hơn.Thế nên cách đơn giản nhất là ngâm nước muối sinh lý vào bát nước sôi khoảng 5 – 10 phút. Sau đó phải kiểm tra độ nóng của nước muối đó do nóng quá thì gây bỏng, mà lạnh thì không có tác dụng.

Lương y cho rằng cách tốt nhất là nhỏ vào mu bàn tay, nếu thấy ấm là nước muối đã đạt tầm từ 35 – 37 độ C thì là vừa, còn nóng hơn thì chúng ta tuyệt đối không nên dùng cho trẻ.

Lương y Nguyễn Ngọc Đông cũng lưu ý các mẹ bỉm sữa khi muốn vệ sinh xoang mũi cho trẻ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu vệ sinh mũi xoang.
  • Trong quá trình rửa phải luôn ghi nhớ là thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
  • Khi rửa, nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu 1 góc 45 độ, không ngả người về phía sau.
  • Không được xì mũi mạnh và xì cả 2 bên mũi liền, vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai, dễ gây phù nề niêm mạc mũi xoang, thậm chí có thể gây chảy máu mũi, ù tai.

Hiện nay, một số phụ huynh quan niệm, khi thời tiết chuyển mùa sẽ nhỏ nước muối sinh lý để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là quan niệm rất sai lầm. Nhỏ nước muối sinh lý chỉ thực hiện khi ốm, sụt sịt mũi, còn mũi bình thường hoàn toàn không nên. Việc nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ không ốm không có tác dụng gì, thậm chí còn gây hại. 

PV
Theo Đời sống Plus //