Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

06-09-2021 16:24:17

Không chỉ gây đau bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc và đời sống của người bệnh. Điều trị rối loạn tiêu hóa không hề khó như vẫn nghĩ.

Có nhiều cách điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn

Tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn

Rối loạn tiêu hoá kéo dài là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng tiêu hoá trong thời gian dài trên 6 tháng, dẫn đến đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện và nhiều biểu hiện khác.

Những dấu hiệu chính của rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn là:

  • Đau bụng: Đau từng cơn, đau quặn thắt, có thể là vùng thượng vị, bên phải hoặc bên trái thậm chí là quanh bụng.
  • Rối loạn đại tiện: Lúc tiêu chảy, lúc táo bón, phân có chất nhầy, có thể có dính máu.
  • Luôn cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, chán ăn.
  • Khó tiêu, nhất là khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
  • Khó chịu, đau tức bụng sau các bữa ăn
  • Cảm thấy đắng miệng, hơi thở có mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn, điển hình là do các nguyên nhân sau:

Do lạm dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh không đúng cách là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn. Bởi dùng kháng sinh sai cách khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng, lợi khuẩn trong hệ tiêu hoá bị tiêu diệt cùng với hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Do uống nhiều rượu bia

Lượng cồn trong rượu bia có thể làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, làm acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, tăng kích ứng, làm rối loạn hấp thụ nước, tạo điều kiện cho hại khuẩn gia tăng, khiến ruột hoạt động kém hiệu quả.

Uống nhiều rượu bia lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài, phân lỏng hơn và có thể gây tiêu chảy.

Uống nhiều rượu bia gây rối loạn tiêu hoá kéo dài

Do hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc lá không chỉ gây hại phổi mà còn khiến dạ dày co thắt mạnh hơn, làm tổn hại niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây mất cân bằng vi sinh đường ruột. Hệ quả dễ nhận thấy là rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Do thực phẩm không đảm bảo

Ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại, chất bảo quản, chất bảo vệ thực vật hoặc thực phẩm ôi thiu... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá. 

Do căng thẳng, stress kéo dài

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hệ tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, lo âu kéo dài. Nguyên nhân chính là do khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh các hormone stress như adrenaline và cortisol khiến cơ trơn thành ống tiêu hoá tăng co bóp, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu…

Do nguyên nhân bệnh lý

Rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn có thể xuất phát từ các bệnh lý về đường tiêu hoá như:

Bệnh dạ dày: Đau dạ dày, viêm dạ dày cấp và mạn tính, hoặc một đợt tiến triển của loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày...

Bệnh đại tràng: Hội chứng ruột kích thích, lao hồi manh tràng, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng.

Một số bệnh và vấn đề sức khỏe khác: Viêm tuỵ mạn tính, ung thư tuỵ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi đường mật, lao màng bụng, ung thư màng bụng,...

Mắc bệnh lý đường tiêu hoá cũng gây rối loạn tiêu hoá kéo dài

Bị rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn phải làm sao?

Việc điều trị và kiểm soát rối loạn tiêu hóa kéo dài phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, xác định được nguyên nhân sẽ giúp bạn sớm tìm ra cách điều trị cũng như hỗ trợ phòng ngừa bệnh.

Phần lớn nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.

Có một số phương pháp đơn giản, bạn nên thực hiện ngay như:

  • Nên mua thực phẩm ở nơi uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh thực phẩm bẩn.
  • Nên ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và trước khi ăn.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có lợi cho hệ tiêu hoá.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng.
  • Hạn chế hoặc bỏ rượu bia, thuốc lá.
  • Nên tìm biện pháp để kiểm soát căng thẳng, tránh để stress kéo dài.
  • Nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa kéo dài.


Bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột giảm rối loạn tiêu hóa

Cải thiện loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn bằng men vi sinh

Một trong những phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hoá kéo dài được nhiều người áp dụng đó là sử dụng Men vi sinh có chứa bào từ lợi khuẩn Bacillus clausii, tiêu biểu là Men vi sinh Bio Vigor.

Bacillus clausii là một trong những dòng lợi khuẩn tốt, có khả năng sống sót trong môi trường acid dạ dày và ít bị tác động bởi thuốc kháng sinh nên rất bền vững và mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người lớn.

Với hàm lượng lợi khuẩn tối ưu, Men vi sinh Bio Vigor sẽ giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống...

Với người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ vi sinh đường ruột đã bị tổn thương nhiều, thì có thể sử dụng Men vi sinh Bio Vigor tối thiểu 2-3 tháng để cải thiện cũng như ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa tái phát.

Sản phẩm có cả dạng bột và dạng viên nang cứng, thuận tiện và dễ dàng sử dụng.

Men vi sinh BIO VIGOR®

Bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột Bio Vigor: 2126/2020/XNQC-ATTP

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Viên nang cứng Bio Vigor: 01681/2019/ATTP-XNQC

Anh Trần
Theo Giáo dục & Thời đại //