Nguyên nhân và cách điều trị đau dạ dày âm ỉ
Đau dạ dày âm ỉ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị giúp nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
Nguyên nhân và cách điều trị đau dạ dày âm ỉ
Nguyên nhân gây đau dạ dày âm ỉ
Đau dạ dày âm ỉ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do chế độ ăn uống, do lạm dụng thuốc kháng sinh, do căng thẳng, stress kéo dài hoặc do các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Một số bệnh lý dạ dày dẫn đến những cơn đau âm ỉ là:
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày âm ỉ do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm và hình thành những vết loét gây đau tức bụng. Bên cạnh dấu hiệu đau bụng âm ỉ, người bệnh viêm loét dạ dày có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng nhiều
- Cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ăn no
- Người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón
- Đi vệ sinh phân có màu đen hoặc có máu
- Nếu bị loét dạ dày có thể xuất hiện các cơn đau dạ dày dữ dội vào lúc đói, đau sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng hoặc đau vào lúc nửa đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Trào ngược dạ dày
Ở người bị trào ngược dạ dày, cơ thắt thực quản đóng mở không bình thường dẫn tới tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên ống thực quản, làm tổn thương niêm mạc thực quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có đau dạ dày âm ỉ.
Bên cạnh các biểu hiện khá giống với bệnh viêm loét dạ dày như đau bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu thì người bệnh trào ngược dạ dày còn có các triệu chứng điển hình khác đó là:
- Buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều hơn, nhất là khi ăn no hoặc khi nằm nghỉ
- Đau tức ngực
- Họng và ống thanh quản bị tổn thương vì phải tiếp xúc với acid dạ dày, dẫn đến đau họng, viêm họng, khản tiếng và ho kéo dài
- Khó nuốt, cảm giác bị nghẹn ở cổ
- Miệng tiết nhiều nước bọt hơn, hay bị hôi miệng
Ung thư dạ dày
Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến, đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ xếp sau ung thư gan và ung thư phổi.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày thường gây nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, vì có nhiều triệu chứng tương đồng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, ợ hơi, chán ăn,... Tuy nhiên, đến giai đoạn nặng, ung thư dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng gồm:
- Đau dạ dày dữ dội sau khi ăn hoặc khi đói
- Chán ăn, sụt cân đột ngột không rõ lý do
- Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và mất khả năng lao động
- Vùng bị tổn thương ở dạ dày bị chảy máu, dẫn tới nôn ra máu hoặc máu lẫn phân nhiều
Đau dạ dày âm ỉ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Các phương pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày âm ỉ
Đau dạ dày âm ỉ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, vì vậy nếu bị đau bụng từ 2-3 ngày không đỡ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm bớt tình trạng đau dạ dày âm ỉ gồm:
1. Massage bụng
Massage bụng có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm bớt cơn đau bụng âm ỉ.
Người bệnh có thể thực hiện massage bằng cách đặt bàn tay lên ngực và vuốt xuống dưới bụng theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng thêm dầu gió để tăng hiệu quả của việc massage. Thực hiện trong khoảng 10 phút/lần sẽ giúp cơn đau bụng âm ỉ giảm đáng kể.
2. Chườm ấm bụng
Chườm ấm bụng cũng là một cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, bởi hơi nóng có khả năng làm giảm cơn co thắt dạ dày, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm bớt cơn đau bụng âm ỉ.
Trong trường hợp không có túi chườm, người bệnh có thể sử dụng chai nước ấm để thay thế. Lưu ý chỉ nên dùng nước ấm cho vào túi chườm, chai nhựa hoặc chai thủy tinh, tránh dùng nước quá nóng vì có thể làm bỏng da bụng.
Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày âm ỉ
3. Nằm nghiêng sang bên trái
Khi bị đau dạ dày âm ỉ, cách tốt nhất để cơn đau không tăng lên là nằm xuống giường nghỉ ngơi và xoay người sang bên trái, để đường ruột có thể nghiêng sang một bên, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, và không được áp dụng khi mới ăn xong vì có thể gây trào ngược.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp giảm bớt tình trạng đau bụng âm ỉ. Người bệnh nên ăn uống những món thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ cay, chua, nóng, cứng, các món chiên xào, đồ uống có gas, các đồ nguội, đồ sống,... vì có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn.
Rèn luyện thói quen nhai chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ lượng thức ăn cần thiết cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi ăn nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút để tránh làm tăng các cơn đau dạ dày.
5. Dùng thuốc Tây
Trong trường hợp đau dạ dày âm ỉ do các nguyên nhân bệnh lý, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Một số nhóm thuốc có thể được sử dụng gồm:
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton để làm tăng hiệu quả của các thuốc kháng sinh tại mô, tạo ra môi trường chống HP tốt hơn.
Thuốc bảo vệ niêm mạc: tiêu biểu là sucralfat, giúp tạo thành một hàng rào vật lý trên khu vực bị viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit, pepsin và muối mật. Ngoài ra, nó cũng giúp ức chế sự tương tác của pepsin và chất nền, giúp kích thích sản sinh prostaglandin niêm mạc, nuôi dưỡng vùng niêm mạc bị loét nhanh lành hơn.
Thuốc ức chế acid dịch vị:
- Thuốc ức chế bơm proton gồm: esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole dùng dưới dạng uống hoặc tiêm, để giúp ức chế mạnh quá trình bài tiết acid và làm lành vết loét.
- Thuốc chẹn H2 gồm: cimetidin, famotidine, ranitidin, giúp ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2, làm ngăn chặn quá trình bài tiết acid kích thích gastrin và giúp giảm lượng dịch vị dạ dày.
- Thuốc trung hòa acid gồm: thuốc trung hòa acid hấp thụ được (calci cacbonat, natri bicarbonate) và thuốc trung hòa acid không hấp thụ được (nhôm hydroxit, magie hydroxit) làm trung hòa acid dạ dày, giảm hoạt động của pepsin, giảm các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét và hạn chế tái phát.
- Thuốc prostaglandins: tiêu biểu là misoprostol, thông qua việc giảm sự hình thành AMP vòng, ức chế bài tiết acid, từ đó giúp tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Mặc dù thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh lý dạ dày, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như dùng misoprostol có thể gây đau thắt bụng và tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng các loại thuốc này, cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh sử dụng sai liều, dùng không đúng thời gian quy định.
Thuốc Tây y cần dùng đúng phác đồ để tránh gặp tác dụng phụ
6. Dùng thuốc dạ dày Đông y
Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây, hiện nay, xu hướng mà nhiều người bệnh dạ dày lựa chọn là sử dụng thuốc Đông y.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày, tiêu biểu nhất phải kể đến bài thuốc dạ dày bí truyền có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Bài thuốc này giúp điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát ở vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày, giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Do các nguyên liệu là thảo dược nên đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Người bệnh dạ dày có triệu chứng đau dạ dày âm ỉ, có thể tìm mua thuốc dạ dày Đông y tại các nhà thuốc trên toàn quốc để sớm cải thiện triệu chứng, cũng như phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.