Người từng mắc SARS năm 2003 miễn nhiễm Covid-19
Các nhà khoa học phát hiện ra kháng thể có thể chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào cơ thể người ở những người từng mắc SARS cách đây 17 năm.
Các mẫu xét nghiệm kháng thể COVID-19 tại một trung tâm y tế ở Đức. Ảnh: AFP
Kháng thể ở những bệnh nhân từng mắc SARS được chứng minh là ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 trong môi trường thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Mỹ công bố ngày 18.5. Đây được xem là đột phá tiềm năng trong nghiên cứu phương pháp điều trị Covid-19, theo AFP.
Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ trước đó đã phân lập thành công các kháng thể từ những bệnh nhân SARS năm 2003. Họ đã thử nghiệm 25 loại kháng thể khác nhau - nhắm vào các gai protein cụ thể của các loại virus - để xem liệu chúng có thể ngăn chặn các tế bào khỏi bị lây Covid-19 không. Cả SARS và mầm bệnh gây Covid-19 đều là virus Corona có nguồn gốc từ động vật và có cấu trúc tương tự nhau, theo báo Lao động.
Các nhà nghiên cứu xác định được 8 kháng thể có liên kết với cả Covid-19 và các tế bào bị nhiễm bệnh. Trong đó, có một ứng viên là kháng thể S309, cho thấy có "hoạt động trung hòa mạnh đặc biệt" chống Covid-19.
Kết hợp S309 với các kháng thể kém mạnh hơn khác có thể nhắm vào các địa điểm khác nhau của gai protein của virus qua đó giảm khả năng đột biến của virus.
Hàng trăm thử nghiệm về các phương pháp điều trị Covid-19 đã được triển khai trong thời gian qua, trong đó có một số thử nghiệm sử dụng các kháng thể từ những bệnh nhân hồi phục.
Dù chưa có các thử nghiệm trên người được nghiên cứu nhưng các nhà nghiên cứu về kháng thể S309 trong bài viết xuất bản trên tạp chí Nature cho biết, phát hiện của họ là một chứng minh về tính khả thi rằng các kháng thể từ SARS có thể ngăn chặn lây nhiễm và lây lan Covid-19.
Các nhà nghiên cứu xác định được 8 kháng thể có liên kết với cả Covid-19 và các tế bào bị nhiễm bệnh. Trong đó, có một ứng viên là kháng thể S309, cho thấy có "hoạt động trung hòa mạnh đặc biệt" chống Covid-19.
Người mắc Covid-19 có tế bào T sẽ hồi phục tốt hơn. Bệnh nhân từng nhiễm các loại virus corona khác cũng có cơ chế miễn dịch này, theo Vnexpress.
Tiến sĩ về virus Angela Rasmussen, Đại học Columbia, cho biết đây là phát hiện rất khả quan. Mặc dù không khẳng định người từng mắc bệnh sẽ miễn dịch hoàn toàn trong tương lai, nghiên cứu chỉ ra họ đều có phản ứng tế bào T mạnh đối với nCoV.
Điều này có ý nghĩa dài hạn, đồng thời giúp các nhà khoa học chế tạo ra vaccine hiệu quả hơn.
Hơn 100 loại vaccine đang được thử nghiệm, chủ yếu tập trung vào một thành phần khác của hệ miễn dịch là các kháng thể. Chúng được tạo ra bởi tế bào B, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
Tế bào T tấn công virus theo cách khác. Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc nhiều vào phản ứng của tế bào T.
Một nhóm nghiên cứu tại Viện Miễn dịch Ja Jolla đã sử dụng các công cụ thống kê để tìm ra những loại protein virus khiến tế bào T phản ứng mãnh liệt nhất. Họ để 10 bệnh nhân đã khỏi Covid-19 tiếp xúc với mầm bệnh.
Kết quả, đăng trên Tạp chí Khoa học Cell ngày 14/5, cho thấy tất cả tình nguyện viên đều có tế bào T nhận diện được protein giúp virus xâm nhập cơ thể. Ngoài ra sự tồn tại của các tế bào này tiêu diệt virus đặc hiệu trong 70% số bệnh nhân.
Báo cáo trùng khớp với một nghiên cứu đăng trên medRxiv hôm 22/4. Người đứng đầu là tiến sĩ Andreas Thiel, Bệnh viện đại học Charite tại Berlin. Nhóm của ông tập trung tìm hiểu liệu những người chưa từng nghiễm nCoV có sản xuất các tế bào tấn công virus hay không.
Trong số 68 người được lấy mẫu, nhóm phát hiện 34% có tế bào T nhận diện được nCoV. Các nhà khoa học cho rằng điều này có được là do những lần nhiễm bệnh cảm cúm (cũng do virus corona gây ra) trong quá khứ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu không khẳng định người từng mắc bệnh do các chủng virus corona khác sẽ miễm nhiễm Covid-19.
Các nghiên cứu này cũng tác động tới việc điều chế vaccine, vốn chỉ tập trung vào protein gai lâu nay. Nghiên cứu của đại học La Jolla đã chỉ ra tế bào T phản ứng với nhiều loại protein khác nhau của virus. Như vậy, điều chế vaccine nhắm vào chúng cũng có thể mang lại hiệu quả phòng bệnh tương đương.