Người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng những loại thực phẩm gì?
Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Để phòng tránh bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.
Cơm là loại thực phẩm có thể khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng
Cơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên có lẽ nhiều người không biết rằng cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều đường.
Ăn quá nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao
Nếu ăn quá nhiều cơm, chúng ta sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, đây sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cùng với các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Sốt cà chua
Sốt cà chua là một trong những gia vị phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng có mùi thơm vị chua ngọt rất kích thích vị giác, tuy nhiên sự thật là chúng thường chứa nhiều đường. Để có thể hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần, hãy nhớ rõ: 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường. Nếu không muốn bị tăng đường huyết, mắc bệnh tiểu đường thì đừng nên lạm dụng.
Sữa chua ít chất béo
Mặc dù được gán mác ít chất béo nhưng thực tế các sản phẩm sữa chua ít béo đều được bổ sung thêm đường để gia tăng hương vị.
Các sản phẩm sữa chua ít béo đều được bổ sung thêm đường để gia tăng hương vị
Theo Healthline, một ly sữa chua ít béo nặng 245 gram có thể chứa tới 47 gram đường (khoảng 12 muỗng cà phê). Hơn nữa, sữa chua ít béo dường như không đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như sữa chua đầy đủ chất béo.
Khoai tây
Đầu tiên phải kể đến khoai tây, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng khoai tây trong khẩu phần ăn hằng ngày để tránh việc bị tăng đường huyết bất ngờ.
Vải thiều
Ăn vải thiều có thể khiến khiến đường huyết tăng nhanh
Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoze, nếu ăn nhiều một lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoze vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến đường huyết tăng nhanh.
Mít
Trong quả mít chứa rất nhiều đường fructose và đường glucose, khi ăn mít vào cơ thể thì 2 loại đường này được hấp thụ ngay, dẫn đến làm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Vì vậy người tiểu đường nên tránh hẳn ăn mít.
Sầu riêng
Ăn sầu riêng khiến đường huyết sẽ của bạn sẽ tăng lên đột ngột
Sầu riêng là loại trái cây có chỉ số đường chiếm 70%, sau khi ăn loại trái cây này đường huyết sẽ của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Với những người mắc bệnh tiểu đường đã lâu năm thì ăn sầu riêng vào có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của chính mình.
Nước có gas
Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng nước ngọt có ga hay nước có vị ngọt quá đậm, những loại nước ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép.
Nước ép hoa quả
Ai cũng nghĩ nước ép hoa quả rất lành mạnh nhưng thực tế chúng chủ yếu chỉ chứa một ít vitamin, khoáng chất, rất ít chất xơ nhưng lại đi kèm với một lượng đường khổng lồ.
Nên ăn trái cây thay vì ép chúng ra thành nước
Để có một cốc nước ép hoa quả bạn sẽ cần phải sử dụng rất nhiều trái cây vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn sẽ nạp nhiều đường vì uống nước ép hơn là lúc ăn chúng. Ngoài ra, khi ép, phần bã của hoa quả cũng bị loại bỏ hoàn toàn trong khi đó đều là bộ phận chứa lượng chất xơ dồi dào. Tốt nhất bạn nên ăn trái cây thay vì ép chúng ra thành nước.
Nước dừa
Nước dừa được coi là một thức uống lành mạnh giàu chất điện giải, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người cho rằng nước dừa ít calo, không chứa đường nhân tạo nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân tiểu đường chỉ nên thỉnh thoảng uống nước dừa nếu đường huyết được kiểm soát tốt. Không nên uống nhiều bởi nước dừa có vị ngọt và có thể làm tăng đường huyết.