Người bị cảm lạnh, cảm cúm có nên truyền nước không?
Người mắc cảm lạnh, cảm cúm có nên truyền nước không là băn khoăn của nhiều người bệnh trong giai đoạn đặc biệt này. Liệu rằng dịch truyền nước có cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, ngạt mũi… và an toàn cho người bệnh. Những câu hỏi nhận được từ khách hàng sẽ được chúng tôi tổng hợp, giải đáp cụ thể ở bài sau
I - Tìm hiểu về dịch truyền nước
Truyền dịch hay truyền nước biển là cách đưa giọt muối và chất điện giải thông qua dụng cụ chuyên dụng vào đường tĩnh mạch của cơ thể người bệnh. Phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới mang đến nhiều tác dụng, lợi ích khác nhau.
Hiện nay có khoảng hơn hai mươi dịch truyền với các thành phần hoạt chất và nồng độ khác nhau. Dịch truyền chia làm các nhóm như: Nhóm cung cấp Glucose, nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, nhóm đặc biệt để bù nhanh chất albumin hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Khi truyền dịch sức khỏe của người ốm sẽ được phục hồi nhanh hơn, hạn chế đến mức cao nhất tình trạng cơ thể bị mất nước, mất máu, chất điện giải. Ngoài ra nhóm dịch truyền có nhiều vitamin giúp loại bỏ chất độc, diệt khuẩn, tăng đào thải nước tiểu.
Dịch truyền cung cấp đường, muối, năng lượng đem lại lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bất kể loại truyền dịch nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu không thực hiện đúng quy trình, liều lượng. Vậy nên mọi người chỉ nên truyền nước khi đã có sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã được thăm khám cẩn thận.
II - Khi bị cảm cúm, ho sốt có nên truyền nước không?
Theo chuyên gia dịch tễ, cảm cúm là bệnh lây truyền chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên hiện nay dưới tác động của nhiều yếu tố mà cảm cúm, cảm lạnh, ho sốt có thể diễn ra quanh năm. Vậy nên việc phòng ngừa và điều trị cảm cúm, cảm lạnh là vấn đề thiết yếu cần được lưu tâm.
Cảm cúm, cảm lạnh là trạng thái cơ thể nhiễm các loại virus cúm gây ra hiện tượng sốt cao, hắt hơi, xổ mũi, khan tiếng... Khi mắc bệnh, mọi người nhận thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, không có hứng thu ăn uống khiến sức khỏe sa sút.
Để hồi phục sức khỏe nhanh chóng thì nhiều bệnh nhân tìm đến biện pháp truyền nước biển. Vậy khi bị cảm lạnh, cảm cúm có nên truyền nước không?
Người mắc cúm đặc biệt là cúm A không nên thực hiện truyền đường, muối hoặc chất điện giải vào cơ thể. Nếu đưa dịch truyền bừa bãi, thiếu khoa học sẽ tạo áp lực ở vùng sọ, tăng phù não khiến bệnh trở nặng.
Đối với người bị cảm cúm, cảm lạnh, ốm sốt mà vẫn có thể ăn uống được thì tốt nhất nên ăn uống để bù lại nước và điện giải bị mất. Hiện nay truyền nước vào cơ thể chỉ dành cho các đối tượng bị mất nước, mất điện giải do sốt cao, nôn ói, đi ngoài nhiều lần.
Tuy nhiên người bệnh thuộc đối tượng nên truyền dịch cũng không nên tự ý thực hiện tại nhà. Truyền dịch chỉ nên tiến hành khi có bác sĩ chuyên môn thăm khám và sử dụng có liều lượng nhất định. Nếu tự ý thực hiện dễ phát sinh vấn đề như:
- Truyền sai cách sẽ dẫn đến tai biến: Nhiễm trùng, suy hô hấp, suy tim, sốc phản vệ thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Cơ thể rét run đột ngột, sốt, vã mồ hôi, nhịp tim đập nhanh kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn.
- Đưa vào cơ thể một lượng lớn các chất điện giải, dinh dưỡng sẽ khiến chức năng trao đổi bị rối loạn.
Vì vậy khi mắc cảm cúm người bệnh không được truyền dịch mà cần thăm khám nhanh chóng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và hướng người bệnh các biện pháp chữa trị an toàn, phù hợp nhất.
III - Một số biện pháp để giảm cảm nhanh tại nhà
Các trường hợp mắc cảm cúm, cảm lạnh điều trị nhanh, ổn định sẽ không gây ran biến chứng nguy hiểm. Người bệnh vẫn duy trì sinh hoạt bình thường và vận dụng một số mẹo hữu ích tại nhà để giảm nhanh triệu chứng bệnh:
1. Dùng thuốc trị cảm cúm
Uống thuốc để cải thiện các biểu hiện bệnh là giải pháp được thực hiện phổ biến. Liệu trình uống và nhóm thuốc sử dụng sẽ căn cứ vào hiện trạng bệnh của mỗi cá nhân.
Mặc dù thuốc tây trị cảm cúm nhanh, hiệu quả nhưng người cơ địa nóng khi uống thuốc dài ngày dễ gây ra phản ứng phụ. Vì vậy có nhiều bệnh nhân chuyển sang chữa trị cảm cúm, cảm lạnh bằng thuốc Đông y.
Đông y nếu chọn được phương thức, sản phẩm thực sự tốt sẽ có chuyển biến bệnh nhanh chóng. Hiện nay Tăng đề kháng Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất là sản phẩm được đánh giá cao. giúp giải cảm nhanh như thuốc tây mà dùng liên tục sẽ ngăn ngừa cảm cúm đến một vài năm.
Người bệnh dùng thuốc khoảng 2 - 3 ngày sẽ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng cảm cúm: Ho, sốt, nhức đầu, ngạt mũi, sợ lạnh, sợ gió… Ngoài ra dùng đúng - đủ liệu trình sẽ cải thiện đề kháng, ổn định miễn dịch để chặn đứng các nhân tố bên ngoài gây cảm cúm, cảm lạnh.
Sản phẩm mang đến chuyển biến tốt cho:
- Người đang bị cảm cúm, cảm lạnh.
- Người có miễn dịch kém, dễ bị cảm cúm, ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Người bị dị ứng, nóng trong người do dùng nhiều kháng sinh hoặc kháng kháng sinh.
Nâng cao chức nắng miễn dịch từ chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp kèm Tăng đề kháng Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là cách an toàn, hiệu quả. Từ đó người bệnh có thể phòng ngừa cảm cúm, ốm vặt mỗi khi giao mùa hay thời tiết thay đổi.
2. Uống nhiều nước
Khi đã xác định được vấn đề cảm cúm có nên truyền nước không thì bệnh nhân nên tìm cách khác để hồi phục thể trạng. Thông thường người bị cảm cúm đi kèm các dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến thiếu hụt lượng nước.
Vậy nên người bệnh cần phải uống nhiều nước để gia tăng lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể bù nước thông qua nhóm hoa quả như cam, chanh ấm, trà thảo dược, mật ong. Đừng quên hế biến các loại sinh tố từ dưa chuột, cà rốt, chanh, bạc hà… có tác dụng thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể rất tốt.
3. Để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn
Nghỉ ngơi thư giãn là cách tái tạo sức khỏe, hạn chế căng thẳng đồng nghĩa với việc ít thu hút các mầm bệnh hơn. Đây là cách giúp phục hồi cơ thể mau chóng, cải thiện đề kháng nhằm đẩy lùi các nhân tố gây bệnh ra ngoài cơ thể.
Tốt nhất người bệnh nên nằm nghỉ trong không gian rộng rãi, môi trường thoáng đãng. Đồng thời cắt giảm đi khối lượng công việc nặng hay đi lại ngoài trời nhiều để tránh cơ thể suy kiệt.
Bên cạnh đó cũng nên chú trọng đến giấc ngủ, không nên thức quá khuya để hệ miễn dịch được phục hồi, cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
4. Xông hơi giải cảm
Xông hơi giải cảm là cách chữa bệnh đưa nhiệt vào cơ thể dưới dạng hơi nước thông qua da, đường hô hấp. Một nồi nước xông bao gồm các loại cây nhà lá vườn như lá tre, lá bưởi, tía tô, ngải cứu, bạc hà… chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe.
Người bệnh chuẩn bị đầy đủ các loại lá rồi cho vào nồi đun sôi lên. Khi nước sôi đều thì để cho nguội bớt sau đó chúm kín quanh đầu, ghé mặt vào hơi nước trong thời gian 10 - 15 phút.
Hơi nước bốc ra từ những loại lá này sẽ có tác dụng làm thông thoáng đường thở, sát trùng hô hấp chống ngạt mũi, giải nhiệt, toát mồ hôi, giãn nở lỗ chân lông đưa mồ hôi ra ngoài điều hòa thân nhiệt trị cảm sốt, nhức đầu.
5. Bổ sung thức ăn dạng lỏng, ấm và thực phẩm nhiều kẽm
Khi bị cảm cúm, cảm lạnh người bệnh xuất hiện cảm giác đắng miệng, ăn uống không ngon. Vậy nên các loại cháo dễ tiêu, thơm ngon hấp dẫn như các loại cháo, súp gà… là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh.
Món ăn lỏng, ấm nóng giúp người bệnh thu nạp nhiều dưỡng chất có lợi và loại bỏ nhanh biểu hiện đau họng, nghẹt mũi. Ngoài ra, món ăn nên trang trí bắt mắt với hương vị đậm đà sẽ tạo hứng thú cho người bệnh khi thưởng thức.
Trong khoảng thời gian bị cảm, người bệnh hãy ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu kẽm để giảm đi đáng kể các triệu chứng đau họng. Các nguyên liệu tốt cần thêm vào thực đơn hằng ngày bao gồm: thịt, động vật có vỏ, trứng, các loại đậu hạt…
6. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Người bệnh nên lựa chọn những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát để tạo sự thoải mái, hút ẩm tốt. Không nên mặc trang phục có kết cấu dày, bí bách không đẩy mồ hôi thừa ra ngoài. Lượng mồ hôi không được giải phóng mà còn hút ngược lại cơ thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng.
7. Tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá
Uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều sẽ làm hệ miễn dịch bị giảm sút trầm trọng. Điều này không tốt với người đang trong thời điểm sức khỏe yếu vì khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng.
Vậy nên khi bị cảm cúm người bệnh nên tránh dùng chất kích thích hay đồ uống có cồn. Những loại thực phẩm này sẽ khiến người bệnh lâu hồi phục mà còn tác động đến chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó người bệnh cần nghỉ ngơi, ngủ nhiều để nhanh lấy lại thể trạng như ban đầu.
Bài viết đã giúp mọi người tiếp cận vấn đề cảm cúm có nên truyền nước không dưới góc nhìn khoa học nhất. Vậy nên khi phát hiện các dấu hiệu cảm cúm, cảm lạnh người bên nên đến địa chỉ y tế để thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Tại đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phác thảo hướng chữa trị phù hợp nhất với từng thể trạng bệnh.