Ngừng sử dụng nồi nhôm nếu không muốn đối mặt với nguy cơ hủy hoại gan, thận!

03-02-2017 11:09:20

Thói quen sử dụng đồ dùng bằng nhôm trong nấu nướng đã ăn sâu vào nhiều gia đình Việt. Điều này vô tình khiến cho cơ thể bị tích tụ độc, gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Nồi nhôm đựng các thức ăn có chất axid, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứnghóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh ngớ ngẩn. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính… trong đồ đựng nhôm qua đêm.

Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phốtpho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phốtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi albumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn (Ảnh internet)

Sử dụng các vật dụng như xoong, nồi, chảo, ấm đun nước được làm từ nhôm vẫn là một thói quen phổ biến trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một thói quen cực kì có hại.

Theo các nhà nghiên cứu, việc dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Bản thân các phân tử nhôm có hoạt tính cao khi gặp nhiệt dễ xảy ra các phản ứng hóa học. Thêm vào đó, nhôm cũng là kim loại rất dễ bị ăn mòn bởi các yếu tố môi trường.

Theo Tri thức trực tuyến, sử dụng nồi nhôm có thể gây ngộ độc cấp tính. Các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong nồi làm thức ăn bị nhiễm độc.

Việc cơ thể hấp thụ các loại thức ăn nhiễm độc này một thời gian dài sẽ khiến độc tích tụ trong các mô, gây ra ngộ độc cấp tính, thậm chí dẫn đến suy thoái não hay dị hình xương.

Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa (Ảnh internet)

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng này vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nặng hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan, thận.

Ngoài ra, khi nấu nướng với nồi nhôm ở nhiệt độ cao, phản ứng hóa học phóng thích các ion nhôm xảy ra nhanh hơn. Nếu ăn phải thức ăn đã bị nhiễm ion nhôm, các ion này sẽ theo đường tiêu hóa vào đường máu, tích lũy ở tế bào não, gây ra các hội chứng lú lẫn như giảm trí nhớ, phản ứng trì trệ - Theo Sức khỏe đời sống.

Người tiêu dùng nên tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

 Trong trường hợp vẫn sử dụng nồi nhôm, người tiêu dùng cần lưu ý ít nhất 3 điều sau:

- Không dùng nồi nhôm để nấu hoặc om thức ăn trong thời gian dài.

- Không để nồi nhôm bị cháy. Trong quá trình đun nấu, nên vặn lửa nhỏ, cho thức ăn vào mới vặn lửa to dần để lớp bảo vệ bền hơn và giảm nguy cơ cháy nồi.

- Không sử dụng nồi nhôm trong việc đựng các loại đồ kho mặn hoặc đồ dưa muối chua, đồ có tình kiềm, axit.

 

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus //