Mối nguy hiểm khi bị muỗi cắn và cách xử lý vết muỗi đốt
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng bị muỗi cắn một hoặc nhiều lần. Tìm hiểu các nguy cơ lây bệnh khi bị muỗi đốt và các phương pháp giúp vết muỗi cắn mau lành.
Muỗi cắn tưởng đơn giản nhưng tiềm ẩn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm
Con muỗi cắn người là loại nào?
Có hơn 3.500 loại muỗi trên toàn cầu. Muỗi đốt người là loại muỗi mosquitos có hình dạng bên ngoài nhỏ, tuổi thọ ngắn. Đây là loài thuộc họ ruồi. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Chỉ có muỗi cái mới đốt người vì chúng có vòi đâm xuyên qua da và hút máu để phục vụ khả năng sinh sản. Muỗi đực không có khả năng hút máu vì chúng không sản xuất trứng và không cần tới protein.
Khi muỗi cắn người, nó sẽ hút đầy máu và tiêm nước bọt của chúng vào trong da của chúng ta. Chính protein trong nước bọt của muỗi kích hoạt phản ứng nhẹ của hệ miễn dịch, dẫn tới tình trạng ngứa và sưng đỏ trên da. Trẻ em khi bị muỗi cắn thường có phản ứng nghiêm trọng hơn, dễ bị nổi mảng đỏ sưng tấy và lâu lành.
Muỗi lựa chọn đối tượng cắn bằng các mùi hương trên cơ thể mỗi người, một số loại khí như carbon dioxide và các hóa chất trong mồ hôi trên người có thể thu hút chúng.
Muỗi đốt có nguy hiểm không?
Muỗi đốt hút máu người và truyền nước bọt của chúng sang có thể đem theo mầm bệnh
Mỗi loại muỗi có thể mang theo vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng trong nước bọt của chúng. Khi bị muỗi cắn, chúng có thể truyền những mầm bệnh đó vào cơ thể chúng ta, gây ra bệnh nặng và thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Một số loại bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt bao gồm:
Sốt xuất huyết
Muỗi là vật thể trung gian có thể truyền vi rút sốt xuất huyết từ người này sang người khác. Đây là bệnh gây sốt cao đột ngột, có thể chảy máu mũi hoặc nướu răng.
Sốt xuất huyết cũng có khả năng phát triển dạng nặng hơn, như là sốt Dengue. Khi các mạch máu nhỏ trong cơ thể bị rò rỉ và chảy máu trong tích tụ ở khoang bụng và phổi là trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp.
Bệnh sốt rét
Sốt rét là căn bệnh do muỗi truyền lâu đời nhất gây ra hơn 400.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh sốt rét thường xuất hiện ở một số quốc gia nhiệt đới nóng ẩm.
Viêm não
Muỗi có thể truyền vi rút gây viêm màng não và tủy sống. Có một số chủng vi rút gây viêm não có thể lây truyền qua vật thể trung gian là muỗi. Khi xuất hiện tình trạng sốt cao co giật, yếu cơ thì cần phải đi cấp cứu để điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Vi rút Zika
Vi rút Zika lây truyền qua muỗi đốt có thể gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Khi mắc chứng này, trẻ có thể chậm phát triển trí tuệ và gặp nhiều vấn đề khác. Vì thế, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tránh không du lịch tới các khu vực đang có dịch Zika.
Vết muỗi cắn trông như thế nào?
Nốt muỗi đốt ở trẻ có thể sưng tấy và rất lâu lành
Sau khi bị muỗi cắn, gần như ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy một vết sưng tròn và nổi hẳn lên trên bề mặt da. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy một chấm nhỏ ở trung tâm vết muỗi cắn. Vết sưng sẽ nhanh chóng trở nên đỏ và cứng kèm theo ngứa. Bạn có thể bị nhiều vết muỗi cắn cũng một lúc.
Ban đầu có thể cảm thấy đau nhói khi bị muỗi chích vào da. Sau đó, triệu chứng khó chịu nhất khi bị muỗi đốt là ngứa ngáy.
Với phần lớn các trường hợp thì vết muỗi cắn khá nhẹ và sẽ tự động biến mất chỉ sau vài ngày. Đôi khi vết muỗi cắn gây mẩn đỏ, sưng tấy trên diện rộng – thường gặp ở trẻ em.
Hướng dẫn cách xử lý sau khi bị muối cắn để nhanh lành
Để giúp giảm bớt các triệu chứng do muỗi cắn, ngay khi phát hiện bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Hãy rửa nốt muỗi cắn bằng xà phòng và nước ấm
- Bôi kem dưỡng da chứa calamine hoặc kem chống ngứa lên vết cắn
- Chườm một túi đá lên vết cắn
- Nâng cao vùng bị muối cắn để giảm ngứa và sưng tấy
- Sử dụng thuốc kháng histamine nếu có các phản ứng kích ứng nặng lên
- Nếu muỗi cắn mà gây sốt, nôn và khó thở thì bạn nên gọi cấp cứu để xử lý sớm các phản ứng dị ứng.
Chú ý: Không được cãi vết muỗi cắn – tuy rất khó chịu nhưng bạn nên cố gắng tránh chạm nhiều vào đó. Bởi khi bạn gãi vết muỗi sẽ tạo ra nhiều vết thương hở trên da có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây nhiễm trùng.
Mẹo giúp giảm ngứa khi bị muỗi đốt tại nhà
Tham khảo bôi tinh dầu bạc hà lên vết muỗi cắn để giảm ngứa và giảm sưng
Muỗi đốt gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm ngứa và sưng đỏ do muỗi đốt:
- Hỗn hợp baking soda: Trộn một thìa baking soda và một chút nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, thoa lên vết muỗi cắn. Chờ 10 phút sau đó rửa sạch lại sẽ giúp giảm ngứa do muỗi đốt hiệu quả.
- Húng quế: Sử dụng loại cây gia vị này có khả năng làm dịu vết muỗi đốt hiệu quả. Hãy nghiền nát lá húng quế và xoa lên vết muỗi cắn để giảm ngứa.
- Nha đam: Chất gel trong suốt bên trong nha đam giúp làm mát và dịu da hiệu quả. Khi bị muỗi đốt, bạn có thể sử dụng gel nha đam bôi lên giúp giảm sưng, đau và đỡ ngứa nhanh chóng.
- Tinh dầu bạc hà: Dùng các sản phẩm cao hoặc dầu chứa tinh dầu bạc hà bôi lên vùng da bị muỗi đốt có thể giúp giảm cơn ngứa. Chà xát chúng lên vết muỗi đốt vừa giúp dịu da vừa khiến bạn không gãi gây xước da.
Sử dụng sản phẩm kem bôi thảo dược cho vết muỗi cắn nhanh lành
Ngoài một số phương pháp từ tự nhiên, khi bị muỗi đốt bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi có các thành phần thảo dược. Kem có khả năng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành nên giúp giảm mẩn ngứa sưng tấy do muỗi đốt. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO.
Khi có vết muỗi cắn thì bạn nên bôi trực tiếp lên vết thương mỗi ngày 1 – 3 lần cho tới khi hết hẳn triệu chứng.
Kem Nhất NhấtCông dụng: • Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau. • Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. • Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. • Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. • Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) |