Mỗi năm trên thế giới có 4,2 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí

24-11-2019 07:25:06

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm trên thế giới có 4,2 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí, phần lớn do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng.


Mỗi năm trên thế giới có 4,2 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí.

Vừa qua, các chuyên gia Hà Lan đưa ra kết luận: năng lượng tái tạo giúp giảm 80% tác động đối với sức khỏe con người.

Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, một nhóm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) của Hà Lan đưa ra kết luận

 Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo có thể giúp giảm tới 80% tác động đối với sức khỏe con người do ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất điện năng từ nay đến năm 2050.

Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình hiệu quả năng lượng và khí hậu để phác thảo 3 kịch bản khử carbon trong ngành sản xuất điện vào giữa thế kỷ này. Các chuyên gia sau đó đã kết hợp các tính toán của mình với các chỉ số sức khỏe con người và phân tích mức độ tác động của thải khí từ một động cơ phát điện.

Kết quả cho thấy, với kịch bản trong đó phần lớn năng lượng có nguồn gốc từ năng lượng Mặt trời và năng lượng gió, những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người từ ngành sản xuất điện có thể cắt giảm 80% so với những ảnh hưởng tại các nền kinh tế sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Các chuyên gia cũng cảnh báo tới năm 2050 thế giới sẽ mất 6 triệu năm tuổi thọ do tình trạng ô nhiễm không khí nếu xu hướng sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như hiện nay tiếp diễn. Tuy nhiên, nếu thế giới chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong 3 thập kỷ tới, con số này sẽ giảm xuống còn 1 triệu năm. 

Hải Vân
Theo Thời Đại //