Hướng dẫn điều trị trĩ nội tại nhà theo từng cấp độ bệnh
Điều trị trĩ nội tại nhà để đạt được hiệu quả, điều quan trọng cần chú ý là điều trị theo đúng cấp độ bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh trĩ nội hình thành do đám rối tĩnh mạch giãn ra bên trên đường lược
Bệnh trĩ nội và các triệu chứng điển hình
Trĩ là bệnh lý cực kỳ phổ biến khi cứ 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ (Thập nhân cửu trĩ). Đây là chứng bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý (tự ti, khó chia sẻ) và cản trở trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bao gồm:
• Đại tiện chảy máu: Tùy cấp độ trĩ mà tình trạng chảy máu có thể ít (thấm trên giấy vệ sinh), nhỏ giọt hay bắn thành tia. Chảy máu tăng lên khi rặn.
• Kích thích và ngứa tại hậu môn mỗi khi đi cầu, đặc biệt khi đi phân cục cứng.
• Đau rát và khó chịu tại hậu môn trực tràng do búi trĩ bị tắc mạch hoặc sa nghẹt. Đau rát, khó chịu tăng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ.
• Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, thu lại vào trong sau đó. Cấp độ bệnh trĩ càng nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài và không tự thu lại được nữa.
• Nhiều trường hợp dịch tiết búi trĩ khiến khu vực hậu môn luôn ẩm ướt và có mùi hôi.
Các cấp độ bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng giãn ra. Vị trí các búi trĩ nội ở phía trong hậu môn, bên trên đường lược, khó quan sát từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng với mức độ bệnh tăng dần, búi trĩ có thể sa ra ngoài như trĩ ngoại. Trong phân loại và điều trị trĩ nội, người ta phân thành 4 cấp độ như sau:
• Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
• Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi hoặc nhú ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, sau đó tự động thụt vào và nằm gọn trong ống hậu môn.
• Trĩ độ 3: Búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, hay khi làm việc nặng. Ở trĩ nội độ 3, cần một thời gian nằm nghỉ ngơi búi trĩ mới thụt vào trong. Ở giai đoạn muộn, búi trĩ không tự thụt vào ống hậu môn, bệnh nhân cần dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong.
• Trĩ độ 4: Gần như búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn bất kể thời gian.
4 cấp độ bệnh trĩ nội
Phương pháp điều trị trĩ nội tại nhà
Bệnh trĩ là chứng bệnh khó nói, khó chia sẻ. Người bệnh trĩ có xu hướng tự tìm giải pháp điều trị tại nhà. Ở mỗi cấp độ bệnh trĩ nội, triệu chứng cũng tiến triển theo mức độ khác nhau. Do đó, cần theo dõi và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Điều trị trĩ nội tại nhà cho người bị trĩ độ 1 và 2
Trĩ độ 1 và độ 2 là các giai đoạn sớm của bệnh trĩ. Ở giai đoạn này, khả năng điều trị dứt điểm rất cao chỉ với một số thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với các giải pháp thảo dược dân gian.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học bao gồm chế độ vận động và ăn uống lành mạnh như:
• Các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt dễ tiêu hóa, giàu chất xơ giúp giảm táo bón, giảm áp lực lên thành hậu môn trực tràng. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
• Uống đủ 1,5 -2,5 lít nước mỗi ngày. Chỉ nên bổ sung nước lọc, nước hoa quả, tránh các loại nước ngọt, bia rượu và các loại đồ uống kích thích.
• Tập thể dục hàng ngày với các môn thể thao hỗ trợ sự trơn tru của đường ruột như đi bộ, bơi lội. Hạn chế các bài tập gây áp lực lên thành chậu như nâng tạ.
• Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu (không nên quá 1 giờ).
• Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, giảm nguy cơ táo bón.
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học chỉ là phương pháp bổ trợ trong điều trị trĩ nội. Quan trọng nhất, bệnh nhân cần tiếp nhận điều trị sớm bằng các thảo dược dân gian và một số thuốc tây (nếu cần).
• Sử dụng các thuốc nhuận tràng, chống táo bón nếu chế độ dinh dưỡng không giúp cải thiện tình trạng này.
• Uống các loại nước ép thảo dược như nước ép rau má, nước ép dấp cá nhằm hỗ trợ giảm táo bón, nhuận tràng. Uống nước sắc nụ hoa hòe giúp làm tăng sức bền thành mạch, góp phần điều tị bệnh trĩ.
• Áp dụng bài thuốc Đông y trị trĩ. Các bài thuốc Đông y trị trĩ không gây nóng trong, vừa giúp bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết chống tắc nghẽn vừa giúp tăng sức bền thành mạch, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Điều trị trĩ nội tại nhà cho người bị trĩ độ 3
Bệnh trĩ độ 3 với các triệu chứng rầm rộ và búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng không tự thụt lại được. Do vậy để điều trị tại nhà với bệnh trĩ độ 3, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị được khuyến nghị bởi chuyên gia y tế:
• Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học như trong điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và 2. Cần lưu ý sử dụng thêm các loại ghế có lỗ tròn để giảm áp lực lên vết thương.
• Áp dụng các biện pháp giúp làm dễ chịu vùng hậu môn như: Sử dụng túi chườm đá giảm sưng đau hậu môn; ngâm hậu môn trong bồn nước ấm giúp thư giãn, giảm sưng ngứa.
• Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Việc điều trị bằng thuốc có thể thực hiện trong thời gian dài, cần tuyệt đối tuân thủ. Đặc biệt kết hợp giữa các thuốc Tây y điều trị triệu chứng nhanh với các thuốc Đông y giúp tăng sức bền thành mạch, phục hồi tổn thương của mạch máu và hậu môn do trĩ gây ra.
Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm giúp thư giãn, giảm đau khi bị trĩ
Lưu ý chăm sóc và điều trị cho người bệnh trĩ độ 4
Đối với trĩ nội độ 4, búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, mọi sinh hoạt như đi lại, ngồi, nằm đều khó khăn. Việc điều trị trĩ độ 4 cần thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật trước khi áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà.
Một số thủ thuật và phẫu thuật phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội độ 4 gồm tiêm xơ, thắt búi trĩ, cắt trĩ bằng laser… Tùy điều kiện sức khỏe và tình trạng búi trĩ, bác sỹ sẽ tư vấn hình thức phù hợp.
Sau khi phẫu thuật trĩ, để tránh tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt một số những lưu ý sau:
• Sử dụng thuốc điều trị sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ
• Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
• Sử dụng thuốc Đông y có tác dụng tăng cường khí huyết, nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
|